Nhưng trước hết, tôi hỏi cái: có ai lỡ dại copy lại cái note tôi từng viết trên facebook về Hội sách Sài Gòn năm 2014 không? Khi mà tôi nói về long-seller và best-seller, cũng như sự lùi lại phía sau của tôi ấy? Tôi muốn đọc lại nó, trong đó tôi đã nói vài điều đến lúc này có thể mang ra để kiểm chứng. Giai đoạn (ngắn ngủi) facebook ấy, có cái đó và note "ba sai lầm" khi tôi kể về những trận đá bóng cùng ông bạn Ái Nhĩ Lan Thomas C., tôi rất muốn lấy lại, những thứ khác mất luôn cũng chẳng tiếc.
Ai có thì gửi cho tôi nhé, rất cám ơn.
Hội sách Sài Gòn sắp tới đây sẽ là lần đầu tiên tôi không tới xem. Nó hết là "phong vũ biểu của xuất bản Việt Nam" rồi, tôi cũng đã thấy trước kịch bản của nó, không có gì để tò mò và hiện tượng lạ cần chứng kiến tận mắt để tìm cách lý giải nữa.
Hội sách Sài Gòn sắp tới đây sẽ vô cùng chán. Nó là điểm rơi xuống tận cùng của một giai đoạn mười năm vừa rồi. Thật ra, nói là chín năm mới chính xác (tại sao thế, tôi sẽ giải thích ở cuối bài này).
Những sách được in gấp rút "phục vụ cho Hội sách" lần này đều đánh mất từ trước cơ hội tồn tại rực rỡ của mình.
Vì, mọi thứ sẽ bắt đầu sau đó, năm 2016 sẽ là năm kỳ diệu (annus mirabilis) của xuất bản Việt Nam. Từ sau Hội sách Sài Gòn 2016. Là khi lần đầu tiên sau cả nửa thế kỷ, ở Việt Nam mới diễn ra được một sự đảo chiều lớn lao: sách dịch sẽ không còn ở vị trí mặt tiền nữa. Văn chương Việt Nam bắt đầu từ năm 2016 này sẽ chiếm lại được vị trí cần phải có của nó. Tôi đã nhìn thấy ít nhất là năm, bảy cuốn sách văn chương Việt Nam làm mưa làm gió và có giá trị đích thực, chấm dứt giai đoạn kéo dài hàng chục năm vừa rồi của khô hạn, của vô hồn vía, của nhảm nhí. Rất có thể sẽ có thêm dăm ba bất ngờ đi kèm, ngoài sự biết của tôi. Nhưng kiểu gì thì năm 2016 cũng sẽ là thời điểm của điều có ý nghĩa nhất mà xuất bản sách Việt Nam làm được: thực sự tạo ra giá trị.
Bởi vì, văn chương sách vở là gì khác đây, nếu không phải là giá trị? Nó không có ý nghĩa gì hết, nếu nhập nhằng, nếu lùng nhùng trong những thứ giá trị giả vờ, những nhà văn không thực sự có tài nhưng biết cách leo ra chiếm mặt tiền. Và "mặt tiền" ấy là gì? Nhìn loạt sách mà nhà xuất bản Trẻ in trong vài năm trở lại đây là thấy rõ ngay.
Gần đây tôi đã có hai lần nói tổng quát về văn chương Việt Nam chục năm trở lại đây: xem ở đây, và nhất là ở đây.
Mười năm vừa rồi, tôi nhận được rất nhiều bản thảo của tác giả Việt Nam, nhưng gần như tôi không in được cuốn sách nào. Tổng cộng do tay tôi làm ra chưa đến mười quyển đâu. Với nhiều người, tôi khuyên luôn là thôi đừng viết nữa đi. Có người nghe theo, nhưng cũng có vài người sau đó vẫn in sách ở chỗ khác. Chuyện không liên quan đến tôi nữa. Trong một khía cạnh khác, với không ít người, nếu muốn biết tôi nghĩ gì, tôi khuyên là đừng đọc nhiều sách. Đọc nhiều thật ra rất tệ hại, không phải ai cũng nên đọc nhiều, vì sự đọc kích hoạt những mầm mống xấu xa ở nhiều người, chúng sẽ không có cơ hội nảy nở nếu họ không đọc sách quá nhiều.
Đừng đọc quá nhiều, tất cả bọn đọc quá nhiều, quá mức có thể của chúng, đều sẽ trở nên rất đáng kinh sợ đấy. Mà chúng thì không tự biết, tất nhiên.
"Bước đi tinh tế" trong thời gian tới của xuất bản Việt Nam sẽ thể hiện rõ nhất ở điều này: ta sẽ sớm chứng kiến sự sụp đổ của một số ông lớn. Một số ông lớn tồn tại từ lâu và nhất là những ông lớn trở nên lớn trong vòng mười năm vừa rồi. Mà "ông lớn" tức là: cỡ như Alphabooks chưa hề được tính.
Sẽ đến lúc, rất nhanh chóng, kể cả các ông lớn, sẽ phải chịu tác động trở ngược khủng khiếp của sự thiếu kiên nhẫn. Những ai rời bỏ mất các giá trị nền tảng, sốt ruột chạy theo những gì trông hoa hoét lòe loẹt nhưng mỏng dính về giá trị, sẽ nhanh chóng hiểu hậu quả của cái thói ấy là như thế nào.
Chín năm vừa rồi là để xoay ngược hai đặc điểm rất lớn mà tôi đã nói ở đây: thói của trí thức Việt Nam bao nhiêu đời là bỏ qua hạng nhất mà chỉ chăm chăm bập vào hạng hai, và ở mọi thứ, đều cắt đi mất một nửa, thường xuyên là cái nửa xuất chúng nhất. Cần chín năm trời để phá vỡ mấy cái đặc điểm gây chóng mặt ấy, để dám tóm ngay lấy những gì đỉnh cao nhất, để, cực kỳ kiên nhẫn, lần theo những mạch ngầm của sự cương quyết không chấp nhận lội bì bõm dưới đầm lầy của xuẩn ngốc.
Cái sự ấy đã được hình thành rồi. Tôi sẽ rất sớm nói rõ hơn, một cách cụ thể, về điều này.
Từ đây, sẽ chỉ thực sự tồn tại những cơ sở xuất bản nào hiểu được sâu sắc là không được tiếp tục như thế nữa, không được chấp nhận quá nhiều nhảm nhí. Sẽ chỉ còn tồn tại được những ai thực sự hiểu biết về sách vở. Chấm dứt giai đoạn hàng chục năm bất kỳ ai cũng có thể xuất bản sách. Thế thì quá bằng phá rừng trên diện rộng à.
Trong chín năm ấy, báo chí Việt Nam chưa một lúc nào làm được gì hữu ích cho cả một cuộc phá hoại kèm với xây dựng ấy. Chín năm vừa rồi, tờ báo lớn nhất nước là Tuổi trẻ chỉ rặt làm một việc là tàn phá những gì đẹp nhất của thế giới sách vở Việt Nam. Ngu xuẩn đến mức ấy đấy, chứ không phải là đùa đâu. Mà tôi hỏi thật: bây giờ, những ai thực sự được đào luyện bằng sự đọc chín năm vừa rồi, có thể chịu được các bài đọc sách xuất hiện trên Tuổi trẻ à?
Cho nên, phải rất kiên nhẫn, cực kỳ kiên nhẫn.
Trong chín năm ấy, các trang web văn chương, có ban bệ đàng hoàng, đặt host ở trong nước hay ngoài nước, có đóng được vai trò "tích cực" nào không?
Không. Zero. Zero về giá trị.
Mà cũng đúng thôi. Con người là một giống ngu ngốc, chỉ từng làm ra được vài thứ thực sự có giá trị, có ý nghĩa. Rất ít. Một trong vài thứ ấy chính là quyển sách (bằng giấy), cả về ý niệm quyển sách lẫn quyển sách trong sự tồn tại vật chất.
Và, tại sao trong chín năm vừa rồi, xung quanh sách vở ở Việt Nam lại ầm ĩ và căng thẳng đến thế?
Đơn giản thôi, vì đó đúng là một cuộc chiến tranh đấy. Một cuộc chiến tranh chín năm trời.
-----------
dưới đây là những gì tôi viết ngay sau Hội sách Sài Gòn 2014, đăng lại nguyên xi:
hết một cái hội
sách
2 Tháng 4 2014
lúc 10:03
hết Hội sách Sài
Gòn, tức thì, như thường lệ, ta được chứng kiến từ phía nhóm độc giả tử tế những
màn troll rất sâu cay về các đầu sách bán chạy nhất
tôi đặc biệt
quan tâm đến ý kiến của ông Vương Trí Nhàn, vì ông từng là một người chuyên
nghiệp trong giới xuất bản; đại ý ông Nhàn nói ông thấy Hội sách 2014 lôm nhôm
quá, ông chưa đi các hội sách (Book Fair) nước ngoài nhưng etc.; ta đã quá quen
thấy ông Vương Trí Nhàn chọn quan điểm bi quan trước mọi sự nên không lạ lắm nữa
tôi không đứng về
phía lạc quan, nhưng tôi đi hội sách nước ngoài vài lần rồi; hiển nhiên hội
sách nước ngoài phải khác hội sách ở Việt Nam, vì hội sách nước ngoài có một
màn rất quan trọng, là thương thuyết bản quyền, hội sách ở Việt Nam không có
màn ấy, nên nó phải tập trung nhất vào bán sách; có thêm các hoạt động khác đã
là cố gắng vượt bậc của ban tổ chức rồi
sở dĩ tôi quan
tâm đến ý kiến của ông Vương Trí Nhàn, vì ông là dân xuất bản, còn ý kiến của
các bạn nghiệp dư, nhất là các bạn nghiệp dư cố tỏ ra là mình chuyên nghiệp,
xem cho vui thôi; từ đó có thể thấy rằng, xuất bản sách ngày nay đã quá khác thời
của ông Vương Trí Nhàn rồi (thời ấy đặc điểm là không có thị trường; nhắc lại một
sự kiện lịch sử cũng tốt: kể từ Trần Thiếu Bảo năm 1956, miền Bắc rồi sau đó miền
Nam không có xuất bản tư nhân, nghĩa là không có thị trường; ngày nay thì đã có
thị trường tuy rằng chưa có xuất bản tư nhân một cách chính thức, nhưng đã được
công nhận một số phương diện, trong luật)
Hội sách năm nay
đáng quan tâm những gì? trước hết là vụ việc cạnh tranh bằng giá giữa hai ông kễnh
bán sách qua mạng; vụ cạnh tranh này cần được quan niệm như thế nào? theo tôi,
rất đơn giản, đã đến lúc cần có luật về giá, mà "luật một giá" (prix
unique) là một lựa chọn đơn giản (nguyên tắc cần đơn giản) nhưng vô cùng hiệu
quả; nếu không có luật về giá bán sách (mới), một ông lắm tiền nào đó có thể
duy trì giá cực thấp trong một thời gian dài, làm cho các đối thủ nhỏ hơn chết
sạch; kịch bản này hoàn toàn có thể xảy ra
thứ đến là danh
mục sách bán chạy nhất: mục này rất thú vị để xem phản ứng của dư luận
nếu thực sự khách quan, tôi thấy mừng với một danh mục sách bán chạy như vậy; nó xác nhận một cách hùng hồn rằng quả thật thị trường có tồn tại, tồn tại một cách hữu hiệu và tồn tại một cách đàng hoàng; với dân xuất bản, danh mục bán chạy ấy cho họ thấy rằng cái thị trường do họ chung tay gây dựng từ nhiều năm đã thực sự hoạt động, rằng nếu hiểu được thị trường, họ hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm bán chạy (hiểu thị trường sách như thế nào thì lại là một câu chuyện khác, hehe); tất nhiên năm nào ông nào có sách bán chạy thì vui, ông nào không có thì không vui bằng
so sánh chẳng có
ích gì mấy, nhưng phải nói luôn rằng sách bán chạy ở nước quái nào cũng thế, chủ
yếu là "hàng chợ"; không chỉ best-seller ở Mỹ, mà ngay ở Pháp, nhìn
các danh mục đỉnh cao hằng năm là ngán luôn đấy; nhưng ở nước nào các danh mục
này cũng cần thiết, nó bơm thêm nhiệt tình, nó khẳng định niềm tin rằng ngành
xuất bản có lợi nhuận, nó lại còn là cơ hội để các độc giả tử tế mặc sức troll
người vui nhiều,
người vui ít, nhưng nhìn chung là vui; Hội sách có tầm quan trọng tương đối về
doanh thu, có những kỳ làm tốt, doanh thu Hội sách với một cơ sở xuất bản có thể
chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng doanh thu cả năm
tôi cũng thích
nhìn thấy con số cả triệu lượt người đến Hội sách năm nay; họ đến để xem hội
cũng được, đến để cốt nhây càng tốt, nhưng dĩ nhiên tốt nhất là nếu đến đó mà
kiếm được những quyển sách bất ngờ, mua về và đem khoe
tôi dự Hội sách
Sài Gòn lần này là lần thứ ba; lần năm 2010 tôi phải nhờ gửi ra mấy thùng sách,
lần năm 2012 mua được vài chục quyển, lần này tôi mua được đúng 4 quyển, biết
trước là sẽ chẳng "kiếm chác" được gì mấy nhưng vẫn đến một cách vui
vẻ
đến để xác nhận
mấy điều
thứ nhất là chuyện
chu kỳ: xuất bản Việt Nam kể từ 1986 đến nay theo tôi đã qua ba chu kỳ, mỗi chu
kỳ khoảng 10 năm, trong đó chu kỳ từ 2005 đến nay mãnh liệt nhất; Hội sách vừa
rồi chính là điểm kết thúc chu kỳ
tôi muốn đến để
xác nhận rằng mặc dù Hội sách Sài Gòn đông vui, doanh số lớn, triệu lượt người
đến, nhưng thật ra các hội sách trong Sài Gòn đã bắt đầu thua kém các hội sách
ngoài Hà Nội; mà theo tôi, cứ khi nào trọng tâm xuất bản chuyển ra Bắc, thì đó
là dấu hiệu của một "wave" mới
đặc điểm của
"wave" mới là sẽ phải xuất hiện những concept mới, những nhân vật mới;
những người thuộc wave 2005-2014 (trong đó có tôi) sẽ chỉ còn những vai trò kiểu
khác, yếu tố "trực tiếp" sẽ giảm đi rất nhiều
khi tôi mới bắt
đầu, tôi chẳng được ai nói cho một "bí quyết" gì cả; tôi cũng không
thể khuyên ai điều gì, nhưng tôi nghĩ mình có hai quan điểm đã được kiểm chứng
bằng thực tế, có thể nói được
thứ nhất, đừng
quá quan tâm đến best-seller; sai lầm của hầu hết cơ sở xuất bản bùng nổ hồi
2005 chính là đã quá quan tâm đến best-seller; best-seller là thứ rất thích, rất
vui, nhưng long-seller mới là thứ quan trọng; làm sao mà in những đầu sách lần
đầu năm 2005 mà đến nay vẫn tái bản đều đặn thì mới giỏi, chứ tạo ra mấy
best-seller của sáu tháng thì chẳng có ích mấy đâu, trào lưu nào cũng qua như
sao chổi hết
thứ hai, cái này
thì hơi cá nhân: tôi chỉ có một nguyên tắc về mặt mục đích, tất cả những gì tôi
làm trong công việc xuất bản đều chỉ hướng đến một điều, là làm thế nào để thay
đổi, một chút ít thôi cũng được, gu thẩm mỹ nói chung; những cuốn sách cụ thể
thì đi qua, nhưng di tích mà chúng để lại là "gu" thì không đi qua,
nó sẽ còn lại, rất lâu dài hoặc lâu dài vừa vừa
tức là ngắn gọn,
long-seller và taste, hehe
tưởng anh ghét trò tiên tri :))
ReplyDeletemà, "tôi sẽ sớm trở lại", "tôi sẽ rất sớm nói rõ hơn", "còn nữa" ..., rặt hứa hão
thôi, đọc free thì không nên đòi hỏi :)
ơ đây đâu có phải là tiên tri
ReplyDeletemà bảo quay trở lại là quay trở lại hết đấy, chỉ thỉnh thoảng hơi lâu thôi hehe
Công nhận, cứ chờ đi, khẩu quyết của 1 ông vua hơi hơi bao dung
ReplyDeleteBạn anh nó góp ý cho chú là văn chú nhát ngừng tiết tấu và cao độ kết hợp không hay nó dẫn đến văn bản dịch đọc chán chết đi được vì không nghe được ra nhạc tính của văn bản gốc :) :)
ReplyDeletenói chung đã bẩn tính thì nó thể hiện trong từng cử chỉ câu nói hehe
ReplyDeleteMay thế, năm vừa rồi em đọc được có hơn chục cuốn
ReplyDeletelà em trót dại ạ, anh kiểm tra hộp thư đi
ReplyDeletehaha có thật mới kinh :p tks tks tks
ReplyDeleteđể mai cho vào đây làm phụ lục, giờ đang trên núi, tình hình gay cấn nhắm ^^
Hy vọng tiên tri đúng, nên thế
ReplyDeletebổ sung phụ lục
ReplyDeleteLong seller và taste, chính nó
ReplyDelete(là ông nhắc cái giai đoạn ngắn ngủi) đéo gì tự dưng bỏ của-fb chạy lấy người;) đồng bọn và đám quân nguyên tôi thấy chả chết đứa nào, ngày ngày vẫn đều đều, hừng hực chém nát cái ki bo, cái niu phít...thằng con hc vẫn văng tục thâm sâu thần sầu vào đủ mọi thứ hàng giờ, con công lhl nộng nẫy vẫn xòe đuôi rất đẹp, rất rực rỡ điệu nghệ, ông qb vẫn luôn rất thị dân, bày trưng toàn những thứ vô cùng tinh tế, tao nhã, chỉ dạo này lên le vồ nhảm, đôi khi. ông nqt âm thầm soi lối vui cho người tìm đến tin văn. bà pth cũng âm thầm, thở dài, cay đắng sẻ chia quan điểm mới, cũ... và những tôi vẫn đọc vẫn lai vẫn xe kịch liệt:)))). thật chứ, như ông, đéo phải người thường, nhờ:v
ReplyDeleteLike ạ
Deletetrời ơi thật là cảnh thiên đường
ReplyDeleteNghiêu Thuấn thái bình thịnh trị là đó chăng?
Bác chắc dùng tu từ thậm xưng khi nói Zero... Thì cũng có kết quả văn thơ lai Di Hạnh Nguyên, Nhã Thuyên,... đó thôi!
ReplyDeleteĐọc lại bài này thấy tuyệt đối đúng. Ch.
ReplyDelete