Mar 5, 2016

Phan Văn Hùm

Vương Dương Minh, ấn bản 1944:


Phật giáo triết học, bản nhì, 1943:


Hai tác phẩm nữa của Phan Văn Hùm:



(hai bức ảnh trên đây là sản phẩm của một cuộc giao dịch không thành công :( nghĩa là chỉ có ảnh thôi, chứ sách thì chưa đụng được vào huhu)

Nhưng, liên quan chặt chẽ đến Phan Văn Hùm, giờ đây khi Phan Văn Hùm đã có trước tác trở lại ở một mức độ nhất định, tôi nghĩ các nhà nghiên cứu nên đặc biệt quan tâm đến một khía cạnh ở Phan Văn Hùm: Phan Văn Hùm từng là nhân vật nổi bật nhất ở câu chuyện đi tìm một tinh thần miền Nam; đối với Phan Văn Hùm, tinh thần ấy xuất hiện rực rỡ ở ông già mù Nguyễn Đình Chiểu.

Ngư tiều vấn đáp y thuật ấn bản dưới đây là sự cộng tác giữa Phan Văn Hùm và Nhượng Tống:




Một chuyên khảo về Nguyễn Đình Chiểu của Phan Văn Hùm:


Bà Phương Lan Bùi Thế Mỹ là người viết tiểu sử về một số nhân vật miền Nam quan trọng của một thời. Ngoài Nguyễn An Ninh dưới đây, bà Phương Lan còn viết Tạ Thu Thâu, một người từng gần gũi với Phan Văn Hùm. Trong con mắt của bà Phương Lan, Tạ Thu Thâu là sản phẩm của một vùng địa linh nhân kiệt của miền Nam, có thể nói ngắn gọn là An Giang.

Cũng một người nữa không xa lạ với Phan Văn Hùm, là người theo tôi thể hiện tinh thần miền Nam đậm đặc nhất: Hồ Hữu Tường (mà ta sẽ sớm đề cập), người sinh ra ở Cái Răng, Cần Thơ.


Khi Vương Dương Minh của Phan Văn Hùm đã trở lại, tôi xin nhắc lại rằng ba trong bộ tứ "của tôi" (Kim Khôi Nhất Hùm) từng có sách riêng viết về Vương Dương Minh (trong số ấy, tác phẩm của Phan Văn Hùm nổi bật hơn cả, nhưng không có nghĩa những gì Trần Trọng Kim và Đào Trinh Nhất viết về Vương Dương Minh không có giá trị):


Không ngờ, chỉ vì được hỏi ý kiến với Vương Dương Minh của Phan Văn Hùm thì nên làm phụ bản như thế nào, và tôi trả lời là nên cho vào hình ảnh bức thư Phan Văn Hùm gửi Nhượng Tống năm 1944 (xem ở đây) cùng vài bức ảnh chụp Phan Văn Hùm (mà trên chặng đường lần theo dấu vết một số nhân vật của lịch sử Việt Nam tôi đã tìm thấy và chụp lại), tức là chỉ mất công lục kho lưu trữ riêng tí chút, mà tôi được tặng hẳn một bản sách đặc biệt ghi chữ :p

Mình cảm ơn, thế này thì sắp mở được một cuộc trưng bày riêng chỉ các ấn bản đặc biệt ghi chữ (chứ không phải đánh số rồi) hehe:


-----------

Nhân mới nghe một bài thuyết trình (rất hay) về vấn đề "luân lý" và "sách giáo khoa" Việt Nam đầu thế kỷ 20, cùng sự du hành Nhật Bản-Trung Quốc-Việt Nam:

Cuốn sách dưới đây, Luân lý du thuyết yếu thuật của Lam Giang, một số người từng nhắc đến, nhiều người có biết, nhưng thực sự chạm vào thì tôi ngờ là không có ai đâu:



Một sách giáo khoa của Nguyễn Đạo Quán in tại Hà Nội năm 1924:


Nhưng bông hoa ở trong mảng "luân lý" phải là quyển dưới đây, của Diệp Văn Cương, tức "thầy vua", thân phụ Diệp Văn Kỳ của "tứ đại làng báo Nam Kỳ" một thuở, in năm 1917:




liên quan đến bộ tứ Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Đào Trinh Nhất và Phan Văn Hùm:

Phan Khôi nhà báo
Tìm lại Phan Khôi
Phan Khôi và Đào Trinh Nhất
Lương Thúc Kỳ
Đào Trinh Nhất
Đào Trinh Nhất viết báo
Liêu Trai chí dị
Trần Trọng Kim
Vài dật sự về Nhượng Tống
Có mấy loại phê bình?
Những câu chuyện rất là khác

7 comments:

  1. Nhân vụ sách Vương Dương Minh của Tao Đàn lần này mình mới phát hiện cuốn "Tuyển tập Phan Văn Hùm" của Nguyễn Q. Thắng (NXB Văn hoá thông tin, 2003) quá tệ. Phần Vương Dương Minh thiếu hẳn vài trang so vơí bản gốc. Đọc mà ngẩn người.

    ReplyDelete
  2. "Luận tùng" còn từng bị in lộn vào một tuyển tập Kiều Thanh Quế cơ, hehe

    ReplyDelete
  3. Tức quyển Triết học Phật giáo a ko có? @@

    ReplyDelete
  4. tức là có Phật giáo triết học

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Would you kindly" cho e đọc ké bản scan?

      Delete
  5. Anh có tìm hiểu về Kiều Thanh Quế không? Share với!?

    ReplyDelete
  6. nhìn chung mới chỉ có thế này thôi:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/search/label/kieu-thanh-que

    ReplyDelete