May 1, 2018

Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)

Tôi không cám ơn những người đã đến dự ba buổi thuyết trình của tôi về École de Genève ba tuần vừa rồi, mà tôi cám ơn các đồng nghiệp của tôi ở Viện Văn học Hà Nội, vì đã không đến.

Tôi đặc biệt cám ơn:

1) Nguyễn Đăng Điệp, viện trưởng
2) Nguyễn Hữu Sơn, viện phó kiêm phụ trách tạp chí Nghiên cứu văn học
3) Vũ Thanh, viện phó
(một trong hai viện phó - tôi cũng không biết đích xác là ai - phụ trách khoa học)
4) Trịnh Bá Đĩnh, trưởng phòng Lý luận văn học

Tôi vô cùng thích việc bảng thông báo của Viện Văn học ở sảnh lớn, vào ngày thuyết trình thứ hai (19 tháng Tư), sửa ngày thuyết trình lùi đi (viết là 20 thay vì đúng ra là 19).

Tôi cũng rất thích chuyện buổi thứ ba được tổ chức ở quán cà phê (như vậy, các vị đã giúp tôi tạo ra một điều chưa bao giờ có tiền lệ trong hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam), mặc dù buổi sáng ngày thứ Năm tuần trước, 26 tháng Tư, hội trường của Viện Văn học bên 20 Lý Thái Tổ không dùng để làm gì (vả lại, ở viện có hai hội trường - ngoài hội trường lớn trên tầng hai còn có một hội trường nhỏ bên dưới, cả hai đều có thể dùng cho việc thuyết trình). Nói về một chủ đề chuyên sâu tại một quán cà phê thật ra hơi bất tiện - những người có mặt hôm ấy còn nhớ có lúc tôi định đọc một bài thơ của Baudelaire mà Bùi Giáng dịch ra tiếng Việt, nhưng rồi tôi quyết định thôi, vì đọc thơ ở quán cà phê thì dẫu sao cũng quá mức lố bịch (à quên, có thể đọc bài thơ đó ở kia).

Những lời cảm ơn trên đây hết sức thành thực - dẫu có thế nào đi nữa, các vị hoàn toàn biết, trong hơn mười năm vừa rồi, chưa bao giờ tôi nói bất kỳ một câu nào mà không đúng như thế: tôi rất ớn phải nói trước một cử tọa gồm những người có một số đặc điểm nhất định; điều đó, dẫu rằng chưa bao giờ tôi nói "kính thưa" ở mọi lần trình bày tham luận, hay vô số lần mà tôi ngồi "chair" cho các cuộc hội thảo.

Chuyện rất liên quan: xem ở kia, cái comment thứ hai (và bằng tiếng Việt). Nhưng tại sao lại phải giấu giếm như vậy, cái thân phận ấy? Dễ nhận ra lắm mà, đâu có phải thay đổi cách xưng hô tí chút thì hình tích không lộ ra, trong một sự rõ ràng trong suốt? Tôi đang dịch cuốn sách của Thibaudet, đã qua đoạn "phê bình của những cái ghế": ông ấy nói rất chuẩn xác, cái ghế làm người ta ảo tưởng tất tật, cái ghế là một nỗi ám ảnh, đến mức gần tròn chục năm rồi không lúc nào người ta không ngừng nhắc nhở người khác và chính mình: tôi đang ngồi ở cái ghế đó đây. Và câu ấy cũng nói rất rõ một điều: các vị không hiểu những gì mà tôi nói đâu. Hiểu làm sao nổi. Các vị cũng vắng mặt (lý do thì nhiều: bận việc chẳng hạn, nhưng chẳng qua chỉ vì có hiểu đâu) ở mọi buổi thuyết trình có trình độ chuyên sâu: chẳng hạn thuyết trình gần đây của Tôn Thất Thanh Vân.

Ở đây là về nội dung buổi thuyết trình, nên tôi sẽ không nói nữa. Tôi sẽ quay trở lại sau, ít nhất ở ba điểm: nghiên cứu khoa học nghĩa là gì, và thật ra các vị đang làm gì? tờ tạp chí Nghiên cứu văn học hiện nay có tính cách nghiên cứu chút nào không? và tôi sẽ đề cập Trịnh Bá Đĩnh. Bài nói trước đông người (tổng cộng bao nhiêu nhỉ, bốn mươi hay năm mươi?) gần đây của ông rất đáng khen đấy; lần duy nhất trong đời ông vươn lên nhỉnh được hơn một chút khỏi cái mà ông đã là trong cả đời, một clown. Tôi sẽ quay lại với lý thuyết (và tất nhiên, cả lý luận); và tôi lại nhường ông, chúng ta sẽ đề cập đúng sở trường của ông luôn nhé: Yuri Lotman.


Dưới đây là những gì tôi viết để chuẩn bị cho buổi thuyết trình tuần trước, 26 tháng Tư:







Một số ghi chép chuẩn bị:


Và cũng như mọi khi, tôi có các nguồn cảm hứng, cũng giống mọi khi nốt, cảm hứng của tôi thường chẳng hề liên quan trực tiếp đến những gì mà tôi chuẩn bị; lần này, đó là một cuốn tiểu thuyết, của Vargas Llosa, cùng một nhân vật rất cổ xưa: Malebranche.



Lần này, tôi chuẩn bị không dài, vì ở buổi thứ ba, buổi mà chủ đề chính là đọc, tôi quyết định làm một việc: triển khai đọc theo cùng một lúc ba mức.

Thứ nhất, đọc Aurélia của Gérard de Nerval. Hôm ấy, tài liệu được phát là ba chương đầu phần một Aurélia mà tôi đã dịch (tôi sẽ sớm post lên đây, tất nhiên sẽ không chỉ là ba chương ấy). Đọc là khởi đầu và kết thúc của phê bình và nghiên cứu. Nhưng đọc, trước hết là đọc ở mức rất thông thường (mức "ABC", như Đỗ Long Vân hẳn sẽ nói) - tuyệt đại đa số (tôi nghĩ xấp xỉ ở mức 100%) nhà nghiên cứu văn học Việt Nam né điều này, và biện minh bằng chuyện họ tiếp cận văn chương từ trên cao. Chẳng có trên cao nào hết cả: đọc ở mức trực tiếp nhất tạo ra độ dày, độ dày ấy, nếu may mắn, thì sẽ khiến người ta có một cái nhìn vượt lên (đó là cái nhìn siêu vượt của công việc nghiên cứu). Nghiên cứu văn học ở Việt Nam có rất nhiều ảo tưởng, đóng góp vào đó một cách to lớn chính là hoạt động của cái mà người ta gọi là "lý luận".

Thứ hai, đọc tiểu luận của Albert Béguin về Gérard de Nerval; cụ thể hơn, Béguin viết về Aurélia của Nerval, và cụ thể hơn nữa: Béguin nói về cuộc đi xuống địa ngục của Nerval. Hôm đó, tài liệu thứ hai là tiểu luận này: tôi cũng sẽ sớm post lên đây, đầy đủ, vì hôm ấy mới chỉ là một nửa bài - nó hơi quá dài cho một buổi sáng nên tôi quyết định cắt bớt đi.

Thứ ba, đọc sự đọc: như vậy là sự đọc - nếu kiên nhẫn - ít nhất lên được ba mức. Làm thế nào để xử lý được một thứ như thế? Đây chính là mấu chốt của công việc nghiên cứu và phê bình. Làm gì có cách nào khác đâu: phải đương đầu với các bình diện khác nhau mà văn chương (nhất là văn bản văn chương) trình hiện ra ở trước chúng ta. Thực tại nào cũng chỉ là thực tại khi nó được xây dựng trên cùng một lúc rất nhiều bình diện (đây là nguồn gốc cho "vực thẳm" - rất liên quan đến buổi thuyết trình vừa rồi).

Ngoài ra, buổi thuyết trình cũng đặt Baudelaire đối sánh với Nerval. Tôi sẽ quay trở lại kỹ lưỡng với bình luận Baudelaire của Benjamin Fondane, mà hôm ấy tôi mới chỉ có thể lướt qua: Fondane phản đối Paul Valéry như thế nào, và nhìn vào "extreme" của Baudelaire ra sao.

Toàn bộ loạt thuyết trình vừa qua của tôi là cách thức để tôi phản kháng lại sự trình bày lý thuyết văn học tại Việt Nam trong vòng vài chục năm vừa qua (nó thể hiện đậm đặc ở mức ngớ ngẩn cao độ trong các sản phẩm của khoa Văn trường Sư phạm Hà Nội: nhân vật trung tâm là Trần Đình Sử). Tôi đi theo chuyển động, chứ không ghim chuyển động xuống, cố định hóa nó lại: người ta sẽ làm như vậy nếu chặn các chuyển động, tìm cách rút từ đó ra vài điều phục vụ cho bài giảng hoặc bài viết. Bài giảng hay bài viết trong lĩnh vực này ở Việt Nam chỉ chăm chăm vào một điều: tổng thuật, và tất tật đều là "introduction"; và người ta tưởng nếu "áp dụng" thì đi lên được một tầm cao mới. Nhưng introduction thì nói dối: introduction là cái lỗ judas trên cửa mà người ta dùng để lén lút nhìn vào bên trong một không gian, người ta sẽ nhìn thấy, bằng cách đó, một số thứ, nhưng đó không phải là cách để nhìn thực tại. Ta ở trong, thì ta mới có thể miêu tả được nó, thì ta mới có thể làm một việc: bình luận. Bình luận không phải là introduction; introduction là cái vỏ ốc dạt vào bờ biển và nằm trơ ở đó, bình luận là con ốc sống trong thế giới của nó.

Làm thế nào để không vi phạm vào chuyển động, với mục đích không để lọt đi mất cái mà Michel Foucault gọi là "formation" của định ngôn? Chính là để như vậy mà tôi tạo ra một cấu trúc đơn giản: nói và viết, tôi viết trước, nhưng nói sẽ không hoàn toàn theo đó (tôi không phải là người đi giảng bài cho người khác chép rồi làm bài thi lấy điểm), cấu trúc nói và viết tạo không gian cho chuyển động: chính xác là ở giữa nói và viết, có một khoảng của chuyển động. Cũng chính nhờ như vậy, tôi nhìn ra không ít ý nghĩa của nói (khi không còn vương vấn với sự hùng biện nữa: Démosthène và Cicéron là hùng biện, chứ đâu có phải hùng biện là Démosthène và Cicéron) và của viết: chúng thông với nhau. Tôi sẽ còn trở lại. Chúng cũng thông luôn với một yếu tố thứ ba: đọc.

Cũng chính nhờ loạt thuyết trình này, tôi nhìn thấy những điều trước đây còn mù mờ đối với chính tôi ở chính École de Genève (đó cũng là một thực tại, và thực tại ấy có những điểm bí ẩn của nó). Toàn bộ loạt thuyết trình đã tạo thành một cuốn sách: tôi chỉ còn cần viết một phần kết luận về École de Genève, đặc biệt xoáy sâu vào Georges Poulet (nhất là Poulet trong quan hệ với ý thức), việc mà tôi sẽ sớm làm, tiểu luận ấy sẽ tên là "Nghịch lý của trường phái".

Thậm chí, tôi còn nhìn thấy được ngay từ bây giờ, loạt thuyết trình sắp tới về lịch sử báo chí Việt Nam là một cuốn sách như thế nào. Tôi sẽ thực hiện, trong năm nay, loạt thuyết trình năm buổi về báo chí Việt Nam. Nó đã là một cuốn sách.

Người khác tìm cách để viết (tôi sẽ nói: sản xuất) ra những cuốn sách. Tôi không làm gì khác ngoài việc, trong suốt nhiều năm, kháng cự lại viết sách.

Trò chơi của các vị, tất tần tật, các vị cứ chơi, tôi không tham gia bao giờ hết đâu.




NB. đã tiếp tục Sinh lý học phê bình của Albert Thibaudet: phần lớn cái được gọi là "tác phẩm văn chương", làm gì có ai đọc



Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


16 comments:

  1. Thuyết trình về báo chí Việt Nam, hay đấy, sẽ dự

    ReplyDelete
  2. chữ đẹp quá anh

    em mở to lên bức ghi chép chuẩn bị mà vẫn chưa đọc được câu này ạ ''không, làm cho.... quen thuộc''

    ReplyDelete
  3. chữ bị thiếu là "không" (cũng phải ngồi luận mãi mới ra đấy)

    ReplyDelete
  4. “Bonsai là một tội ác của con người” ;)

    ReplyDelete
  5. Bác này, khoảng trống và cái không là hai câu chuyện khác nhau mà.

    ReplyDelete
  6. Nhưng đúng là không thể lí thuyết hoá đọc, mọi lí thuyết đều không nắm bắt được nó.

    ReplyDelete
  7. buổi thuyết trình đó tôi chắc chắn đi nghe

    ReplyDelete
  8. tôi cảm thấy buồn thật sự vì không thể gửi con để đi dự 2 buổi sau của tác giả. buổi thứ nhất thấy rất đã lòng.

    ReplyDelete
  9. tự tôi cảm thấy, buổi thứ ba, chính cái buổi ở quán cà phê, mới là buổi quan trọng hơn cả - có lẽ lần đầu tiên tôi đạt đến được một mức độ rõ ràng mà bản thân tôi chưa bao giờ là tôi có thể tới được

    bài học rút ra (cứ như một truyện ngụ ngôn): nghịch cảnh lại rất là tốt

    ReplyDelete
    Replies
    1. tác giả tự nói về buổi thứ ba như vậy tôi lại càng cảm thấy nhói lòng

      Delete
  10. Đang nghĩ tiếp về hình ảnh vuốt nước trên mặt.
    Nhưng tại sao lại là bờ bên kia mà không phải là trở lại bờ bên này hả bác? Tức là có một quãng thời gian và quãng không gian ta dịch chuyển khỏi thực tại và không còn quay trở lại nơi cũ được nữa?

    ReplyDelete
  11. Have you ever considered publishing an e-book or guest authoring on other
    blogs? I have a blog centered on the same information you discuss
    and would really like to have you share some stories/information. I know my viewers would enjoy
    your work. If you're even remotely interested, feel
    free to shoot me an e mail.

    ReplyDelete
  12. Ước gì tìm được những buổi thyết trình của anh trên YT.

    ReplyDelete
    Replies
    1. muốn quay ngược thời quá :((((

      Delete
  13. bản dịch Ký hiệu học văn hóa chắc cũng không tệ lắm vì vụ ấy ông TBĐ không hề tham gia

    ReplyDelete