Miłosz trên đây giờ không còn thực sự được biết đến.
Còn Czesław Miłosz danh tiếng (người tất nhiên ngày nay rất nhiều người biết):
Đâu là cuốn sách lớn nhất của Miłosz?
Tôi nghĩ (tôi chắc chắn), trước câu hỏi ấy, rất nhiều người sẽ trả lời, The Captive Mind, vả lại chắc hẳn rất nhiều người - trong địa hạt Miłosz - không đọc gì khác ngoài cuốn sách ấy.
(một kiểm tra nho nhỏ: trong The Captive Mind, nhân vật đầu tiên - nếu không tính những Stalin hay Masaryk ở trong lời tựa - mà Miłosz thực sự nhắc đến là ai?
thôi, để tôi trả lời luôn, đó là Witkiewicz
Dưới đây là một cuốn tiểu thuyết của Witkiewicz:
tôi sẽ còn quay trở lại với Stanisław Ignacy Witkiewicz, đó là một nhà văn khủng khiếp)
Một cuốn sách khác của Miłosz, mà tôi rất thích:
Nhưng giờ đây, khi rất nhiều điều đã đi qua, ngoài những cuốn tiểu thuyết (một ví dụ: quyển ngoài cùng bên phải trong bức ảnh thứ hai), cuốn sách thực sự lớn của Miłosz đã bắt đầu hiện rõ ra: đó là The Land of Ulro, cái nhan đề mang yếu tố "Ulro" là yếu tố khiến cho mọi độc giả của William Blake thấy xốn xang, vì người bảo trợ cho cuốn sách của Czesław Miłosz chính là Blake. Trong cuốn sách đó, hai nhân vật đặc biệt quan trọng là Witold Gombrowicz và chính Miłosz thứ hai, tức là tác giả của loạt sách trong bức ảnh đầu tiên.
(Miłosz thứ hai - thứ nhất thì đúng hơn - rơi vào một sự quên lãng tương đối, nhưng thật ra cũng không hoàn toàn; đối với một số người, Miłosz ấy chính là "Hölderlin của Pháp"; trong bức ảnh trên đây là gần như đầy đủ bộ toàn tập của Miłosz người bà con của Czesław Miłosz, mà Czesław Miłosz từng gặp khi còn rất trẻ, tại Paris - để đỡ nhầm lẫn, ta sẽ gọi đó là "de Milosz")
Nhưng (lại nhưng) Miłosz (tôi muốn nói, cả hai Miłosz) trước hết là nhà thơ.
Gần đây, một tập thơ Miłosz được dịch ra tiếng Việt. Dường như nó nhận được sự mến mộ của không ít người sành thơ, nhất là những nữ sĩ cao quý. Nhưng chính tập thơ dịch ra tiếng Việt ấy cho chúng ta một ví dụ rất tốt về tính chất một nửa trong cấu trúc ý thức của cuộc sống tinh thần ở Việt Nam, trên một phương diện cụ thể là dịch thơ nước ngoài. Vả lại, đã động đến cái cấu trúc một nửa ấy từ phía các triết gia (chẳng hạn xem ởkia) và từ phía các nhà nghiên cứu văn học (xem chẳng hạn ởkia: thể hiện của điều đó là không đọc, không biết đọc và giả vờ đọc), cần phải nhìn nhận tiếp trên một phương diện đặc biệt quan yếu, phương diện của xuất bản.
Xuất bản ở Việt Nam đang ở pha tương ứng một cách hoàn hảo với tính cách một nửa đó. Nó cũng không biết đọc nốt. Nó đang sản xuất ra những thứ nảy sinh từ sự hỏng hóc của đọc. Ấy là vì đích xác một điều: tính chất nouveau riche. Xuất bản tại Việt Nam ngay lúc này đặc biệt nouveau riche.
Trong ví dụ cụ thể liên quan đến dịch thơ Czesław Miłosz sang tiếng Việt: sự một nửa (tức là không biết đọc) đó thể hiện ở chỗ, tập thơ đó gồm toàn những bài cần được gọi chính xác là những thơ anh anh em em.
Tức là, người ta lờ đi một sự thể, rằng Miłosz là nhà thơ của tôn giáo. Tức là, trình hiện của Miłosz trong tiếng Việt cho đến giờ phút này là trình hiện của một ảo tưởng. Ảo tưởng ấy nằm gọn vào một phạm trù đặc biệt ngớ ngẩn, phạm trù của cái hay được gọi là thơ tình, nhưng thơ tình nào? Và đồng thời, nó tiếp nối một truyền thống (chính điều này mới đáng nói: xuất bản hiện nay ở Việt Nam - rất đáng mỉa mai - đang quay trở lại chính xác giống hệt với xuất bản của thời trước đây, mà điểm gặp nhau nằm chính ở chỗ: không biết đọc; tôi sẽ còn phân tích điều này kỹ càng hơn).
Tôi có một ví dụ tuyệt vời về chuyện thơ dịch lúc nào cũng chăm chăm anh anh em em. Ta hãy xem một bài thơ dịch từ Victor Hugo (về bản dịch tiếng Việt một bài thơ khác của Hugo, xem ởkia):
Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Hugo, hay được gọi là "Demain, dès l'aube" vì nó mở đầu bằng cụm từ ấy; bài thơ được rút từ tập Les Contemplations.
Bản dịch tiếng Việt nghe rất có lý:
"Anh sẽ đi, em thấy không, anh biết em mong đợi anh rồi" etc. Một người đến thăm mộ một phụ nữ, mà ta hiểu, mà ta thông cảm hết sức, mà ta thấy đau lòng lây, cho tình cảnh một người đàn ông đi thăm mộ một người yêu dấu. Một người vợ? một người tình?
Nhưng không, đây là bài thơ Victor Hugo khóc con gái.
Ấy thế mà, vì quán tính anh anh em em, trong tiếng Việt nó đã thành như thế kia.
Trích từ cuốn sách dưới đây:
Cuốn sách đó do một nhân vật rất đáng kể phụ trách bản thảo:
Nhưng (lại tiếp tục nhưng), điều trên đây lại rất hữu lý, bởi vì Hoàng Thúy Toàn là một yếu tố lớn của sự không biết đọc trong xuất bản Việt Nam một thời.
Sự không biết đọc (và không đọc, và giả vờ đọc) trong giới nhà thơ Việt Nam cũng lớn ngang với trong mọi giới nào có liên quan đến sự đọc, ở mọi cấp độ. Ông Hoàng Hưng không phải độc giả của Walt Whitman, cũng như năm xưa chính Hoàng Hưng chưa bao giờ đọc Georges Perec nhưng dịch Perec.
Các nhà thơ Việt Nam là cả một mỏ vàng về sự phong phú (xem một ví dụ ởkia), tôi sẽ còn quay trở lại với những hiện tượng vô giá ấy. Giờ, tiếp tục de Milosz và Czesław Miłosz.
Yếu tố tôn giáo ở cả de Milosz và Czesław Miłosz, một cách ngắn gọn, nằm ở phương diện của mysticism - nhất là de Milosz. Thần bí cũng sẽ là một trong số các từ quan trọng của năm nay (cùng "cấu trúc ý thức" hay "mặc cảm" - sẽ còn thêm vài từ nữa, chúng sẽ sớm xuất hiện).
Có những thời điểm, thế giới như thể đồng loạt hé lộ cho cả các nhà thơ (đồng thời là những người mystical), các triết gia lẫn nhà khoa học cùng một thứ, nhưng từ nhiều hướng khác nhau. Một khoảnh khắc lớn như vậy là thời điểm Newton và Swedenborg (cộng thêm William Blake ở vai trò người diễn giải); thời điểm tương tự lặp lại với de Milosz, trong tương quan với hai nhân vật cùng thời, Albert Einstein và Henri Bergson (đúng, lại là Bergson). Trong câu chuyện của de Milosz ta cũng biết tới một đêm tương tự như đêm của Kafka hay đêm của Paul Valéry (khoảnh khắc của khải ngộ, nếu có thể nói vắn tắt hết sức như vậy).
Các nhà thơ thì tiên tri: điều này sẽ hoàn toàn không có gì khó hiểu nếu biết rằng chẳng có tiên tri nào giống như nói ngày mai thì trời mưa hay trời nắng (đó là công việc của dự báo thời tiết, và dự báo thời tiết chưa bao giờ nói đúng), nói đến hậu vận etc. mà tiên tri, rất đơn giản, đồng nghĩa với đi vào chuyển động. Tức là, vào nhịp. Người ta cứ tưởng tiên tri tức là đoán trước tương lai, nhưng điều đó hoàn toàn sai: tiên tri tức là không có tương lai.
Trong The Land of Ulro, Czesław Miłosz coi Witold Gombrowicz là một người vô thần, một người vô thần đúng nghĩa rất hiếm hoi trên đời, nếu không muốn nói là duy nhất. Không có lời ngợi ca nào cao hơn, từ một người Ki-tô như Czesław Miłosz, so với sự nhìn nhận "vô thần" ấy. Những người tưởng mình là vô thần luôn luôn chui thẳng vào tôn giáo theo con đường thấp kém hơn cả, con đường của mê tín.
(còn nữa)
Hình như các nhà thơ VN đã lạm dụng từ "em" M. cho nên nó mới ra nông nỗi, nhiều trường hợp.
ReplyDeletehình như nhiều nông nỗi nhất nảy sinh từ bọn đi tán nhảm về mọi thứ trên đời
ReplyDeleteWalt Whitman xuất hiện ở VN làm gì đến một nửa nhỉ ?
ReplyDeletenhư con trùng trục!
ReplyDeleteMilosz bởi Milosz :)
ReplyDeleteSao giống Kinh tin kính:
Delete"Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa
Ánh sáng bởi ánh sáng
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật"
bigote
ReplyDelete