Mar 27, 2023

Kierkegaard về Andersen

cú quay trở lại Kierkegaard gần đây (một giật ngược lại) dẫn tới (nhưng tại sao lại không?) cái này: đã nói đến một lần

(tiếp tục "Maupassant trong tiểu thuyết")




Toàn bộ dòng của các ý hiện đại cho thấy một khuynh hướng mạnh, không phải là đầy biết ơn mà nhớ lại những tranh đấu cùng các khó khăn mà thế giới từng trải qua để trở nên như nó vốn dĩ, còn xa mới là như vậy! - mà là quên đi cho tới tận những kết quả đã phải đổ mồ hôi nhằm có được để tái khởi đầu từ con số không: hoảng sợ dự cảm rằng hẳn hậu thế sẽ đầy đúng đắn mà đối xử với chúng theo cùng cách, những nỗ lực ấy một mặt hướng đến chỗ tự thuyết phục chính mình về hiệu quả và tầm quan trọng của chúng, mặt khác lại hướng đến chỗ áp đặt cho hậu thế sự tôn phong đó bằng cách tự đặt chính mình vào nơi khởi nguồn của lịch sử và bằng cách tự coi mình, nếu điều này là khả dĩ, như là điểm xuất phát của lịch; bằng cách ấy chúng thu một thời kỳ đã qua, nếu người ta vẫn còn đủ hữu lý để tin vào đó, nhỏ lại về chỗ chỉ là một thời kỳ của nô lệ, một sự thực thi những gì thấp kém về đó chỉ đơn giản là cần phải than phiền vì nó đã đòi hỏi ngần ấy thời gian. Lúc chúng ta gặp hiện tượng đó dưới hình thức đáng kính trọng hơn cả của nó, đúng như nó hiện ra trong toan tính to lớn của Hegel bắt đầu từ chẳng có gì, thì nó vừa áp đặt lên ta lại vừa khiến chúng ta sung sướng; chúng áp đặt lên ta bởi lực luân lý chủ trì hình dung của ý, năng lượng cùng sự thiện xảo chất đầy trí năng nhờ đó nó được tạo ra; nó làm chúng ta sung sướng, bởi xét cho cùng toàn bộ chối bỏ chỉ là một chuyển động được hoàn thành trong những giới hạn của Hệ thống và chính là trong mục đích tái chinh phục "sự đầy đủ chân thực" của sống. Nhưng khi chúng ta thấy một nhân cách thực sự độc đáo trong thế đối lập tự nhiên với toàn bộ lối nói năng hiện đại tạo ra cùng một hiện tượng, khi chúng ta thấy nhân cách đó thống trị đám đông từ rất cao nhờ sự vọt trào "giếng phun" hùng mạnh của thiên tài nơi mình và ở đó, như một bức tượng đồ sộ quấn trong các li rộng cái áo choàng từ ngữ được khâu bằng tay của mình, nhưng đủ mức uốn cong theo lối ích kỷ vào chính mình để "dân chúng ngây dại" chẳng thể lấy nổi một mảnh nhỏ, thì lúc đó Siméon Stylite kia, nhờ Chúa, nhắc cho chúng ta về việc sự độc lập nghĩa là gì, nhưng cũng làm cho chúng ta phải than phiền cho sự phi lý của thời đại đã đòi hỏi một hy sinh như thế. Chúng ta hãy nêu nhận xét rằng chúng ta đưa ra hai khía cạnh của nỗi náo nức khởi đi lại từ con số không ấy nhằm cho thấy sự thật tương đối của khuynh hướng hiện nay: quả thật, dưới hình thức đầu tiên của nó, nó đòi triết học ở tư cách hệ thống phải không ngừng hồi lại các cơ sở của chính nó và cùng lúc chỉ đối lập với bản thân cái sống do nhầm lẫn đơn thuần; về phần hình thức thứ hai, chúng ta thấy nó hiện ra một phần dưới bó buộc của một lẫn lộn chung trải rộng ra khắp mọi Nhà nước, nhưng lại chỉ thuộc về đó theo lối hết sức xa xôi, một phần ở một tinh thần cải cách được hướng lối chống lại một số lạm dụng lướt thoáng qua trong địa hạt của cái thực chứng, nhưng không phải vì thế mà nó làm ra vẻ đẩy đi dẫu chỉ một từ chân thực khỏi ngôn ngữ. Cả trên địa hạt ấy nữa, sự sốt sắng và quy thuận ngoại lệ, tôi sẽ nói gần như là sự quỵ lụy với đó ngày nay hàng nghìn người rất sẵn sàng bóp méo nghĩa của một lời hữu lý ngay khi nào nó được phát ra, cứ không ngừng hoạt tác. Người ta sẽ dễ dàng tin vào điều này bằng cách nhận thấy rằng toàn bộ văn chương trẻ chỉ duy nhất dành cho các nhập đề cùng sự tiến hành nó, quên mất rằng khởi đầu từ chẳng có gì lừng danh mà Hegel nhắc tới từng bị ông thống trị ở trong Hệ thống và từng không chứa đựng bất kỳ hiểu nhầm nào về sự phong phú to lớn của thực tại và bằng cách ghi nhận rằng mặt khác nó tùy thuộc lối khủng khiếp vào những biểu hiện hysteria đó của tinh thần đẹp.

Một khía cạnh đáng buồn hơn của cùng nhầm lẫn, thứ vả lại chúng ta đã nhắm tới ngay ở khởi đầu, biểu lộ ra xuyên khuynh hướng chính của thời đại ở lĩnh vực chính trị. Vì chẳng mấy hiểu biểu nghĩa sâu của một tiến hóa lịch sử, bíu chặt lấy, một điều thật kỳ quặc, như là nếu không thì sẽ nguy đến mạng sống của mình, cái công thức theo đó thế giới luôn luôn trở nên khôn ngoan hơn trong một nghĩa, chúng ta hãy ghi nhận điều này, nhiều luận lợi vào giây phút hiện tại và dưới một hình thức vả lại có tính cách parodie, những người nắm lấy nhầm lẫn ấy tỏ ra là mình có một sự bướng bỉnh trẻ trung quá mức tin tưởng vào các lực hẵng còn chưa tỏ lộ nơi cuộc sống này (và đấy là khía cạnh tốt đẹp hơn cả) - thế nhưng thành tố của tuổi trẻ chân thực, khoảnh khắc của sự thật nguyên vẹn, giảm mức độ đi trong chừng mực hiện tượng xuôi về trạng thái um tùm đơn thuần, ngay cả khi những người cùng thời đủ mức mù quáng không thể hướng, với đầy lòng biết ơn, đến một klein Zaches genannt Zinnober [đang trích Hoffmann] như thế -; hoặc giả nữa, bọn họ cho thấy một sự thiếu kiên nhẫn, thứ ngăn cản bọn họ thích ứng được với các điều kiện của cuộc đời, một sự thiếu năng lực trong việc hoàn thành nơi Nhà nước một chức năng xác định, chịu đựng một phần gánh nặng của lịch sử, vốn dĩ nhẹ và chất đầy ân hưởng đối với con người hữu lý. Nhưng trong cả hai trường hợp, khuynh hướng ấy đều phạm vào thực tại cho trước. Nó có mật khẩu: quên thực tại đi (và vậy thì tức là đã tấn công vào đó); nếu những chế độ được tạo lập một cách tuyệt diệu trong vòng nhiều thế không thể không được biết đến, thì cũng không phải vì thế mà chúng không kém phần phải lùi, như từng phải làm trước kia, về rạng đông của văn mình, những khu rừng hoang trước cái cày của văn hóa, để các bình nguyên được khai quang không được dâng tặng cho thơ chỗ trú ẩn nhỏ nhất nào nữa; những mẫu vật hiếm thực sự chân thực của những con người bình thường có thể, như vậy, mà không mắc nguy cơ có tiếp xúc phàm tục nhẹ nhất nào, hay một ánh mắt chết người nào ném xuống một đồ vật bị lấm, bị đánh dấu hoặc bị vạch, tiến hành sự sinh ra đơn điệu hãi hùng của cả một chuỗi Cosmopolit-Gesichter [đang ám chỉ đến Clemens Brentano] được đặc tuyển và trừu tượng. Giống Hegel, dòng đó khởi đầu không phải Hệ thống, mà là cái sống, từ chẳng gì hết; và thời điểm âm tính nhờ đó và chiểu theo chức năng của đó được thực thi tất tật những chuyển động (âm tính nội tại của khái niệm Hegel) cho thấy một mối nghi ngại mà quyền năng âm lớn đến mức - và đây là lợi thế của nó - rốt cuộc nó dẫn tới sự hư vô hóa chính dòng, như quả thật sẽ là như vậy; bởi ngay khi juste milieu, trung gian duy nhất nối họ vào với Nhà nước, nghĩ đến, dẫu chỉ là trong giây phút, chuyện nói giống cư dân ở Mols: "Đợi chút, để tôi nhổ nước bọt ra tay đã" và sụp đổ theo lối không thể cứu chữa.

Sau những nhìn nhận thuộc dạng chung như vậy, mà chúng tôi hy vọng nhờ đó chỉ cho độc giả thấy rõ được dây liên hệ hữu cơ chặt chẽ hơn với công trình của chúng tôi, chúng tôi sẽ thử nhìn vào địa hạt của tiểu thuyết và truyện ngắn; nhân đây chúng tôi sẽ nhắc rằng ở đó người ta đã tìm cách, thậm chí đã hiện thực hóa, khởi đầu mới ấy, cú khởi hành từ chỗ chẳng có gì ấy; quả thật, hẳn chúng ta sẽ không thể tìm được biểu hiện thích hợp hơn cho loạt truyện ngắn bắt đầu bằng Một Lịch sử về mọi ngày [của một tác giả mà Kierkegaard quan tâm hồi ấy, và từng nhắc đến trước đó] (quả thật, chẳng hề có), nhưng chúng ta sẽ nói thêm rằng ở tính âm bản của toan tính này, được hướng lối một cách đúng đắn, để lại vết tích cho thấy một sự bất thường đã trườn vào nhánh dó của văn chương nơi, giống mọi thói quen xấu, nó từng nhận được các kéo dài lạ thường, vì thế hệ nào cũng có sự kéo dài riêng của mình trong đó, và phát ra tiếng dựa trên cái mô hình lừng danh "ta-ta-ta taratata-taratata-ta-ta-ta"; mặt khác chúng ta cũng sẽ nói thêm rằng ở tính dương bản của mình nó từng bày ra một sự phong phú bên trong rất lớn và cho thấy, thật may sao, sự đầy tràn về mặt thơ của cuộc sống, đến nỗi nhất thiết nó khích lệ mọi người kế tục, tác giả truyện ngắn hay tiểu thuyết gia, tới chỗ có một khởi đầu tương tự.

[nhảy qua một đoạn, để đến luôn Andersen: dẫu sao thì nhập đề cũng hơi quá dài]

Sau khi đã chỉnh từ trước xong xuôi ống nhòm của mình, chúng tôi xin các độc giả đáng kính cùng chúng tôi hướng ánh mắt về phía đối tượng đích thực của nghiên cứu của chúng tôi, nhà thơ H. C. Andersen, mà một hoạt động văn chương khá đồ sộ đảm bảo cho một danh tiếng nhất định. Sự cẩn trọng ấy sẽ giúp chúng ta tránh được, tôi hy vọng là vậy, những diễn giải sai cùng các ảo tưởng mà mắt thường vẫn trở thành nạn nhân suốt. Chắc chắn, cái kính [ống nhòm] của chúng tôi không đủ mạnh để giúp chúng tôi nom thấy vài tác phẩm thơ trữ tình thực sự đẹp của ông, thời còn rất trẻ; ngược lại chúng tôi hy vọng rằng độc giả sẽ tán thành một nhận xét thuộc dạng rất chung: tác phẩm trữ tình của Andersen chẳng mấy mang dấu ấn của một chủ hội hát với bản tính cho phép và bảo đảm cho một sự sản xuất tương đối rộng lớn, cũng như của một cơ phận mang tới toàn bộ vang âm cho một ý thức bình dân hay một nhân cách có sự tự nhiên đặc biệt lớn, mà các bùng nổ lạ thường cùng những đòi hỏi kỳ quặc về phía thế giới được biện minh bởi chỉ imprimatur của bản tính, vốn dĩ rất hiếm khi được lịch sử chấp nhận; đúng hơn, cần phải thấy ở tác phẩm đó một khả thể hoạt tác trên một gam hẹp có tính cách bi ca, mà những nốt chỉ được phác họa qua loa ngay tức khắc mờ đi và tắt mất mà không để lại vang âm đặc biệt; khả thể bị cầm tù trong lớp vải của các ấn tượng ngẫu nhĩ ấy và nó, để trở nên một nhân cách, cần tới một phát triển thật mạnh thuộc tồn tại. Nhìn nhận câu chuyện của Andersen có thể nói chúng ta không tìm được bất kỳ dấu vết nào của giai đoạn mà thông thường lẽ ra ông đã phải đi qua ngay sau đoạn trữ tình - tôi muốn nói đoạn anh hùng ca. Chúng tôi sẽ chỉ gợi tới sự thiếu vắng này của sản xuất anh hùng ca - vả lại là không thể giải thích dưới một ngòi bút tuôn chảy như ngòi bút của Andersen - nhằm lấy đó làm bệ đỡ cho khẳng định của chúng tôi theo đó Andersen đã nhảy qua thời kỳ anh hùng ca của mình, như sau đó các nhà quan sát khác sẽ xác nhận. Dẫu có vẻ lạ thường tới đâu một thiếu hụt như vậy vào một thời kỳ phong phú chất liệu anh hùng ca như thời chúng ta (nơi, với một sự đơn giản gợi nhắc nghệ thuật kịch ở khởi đầu của nó, mỗi người, dồn nhà thơ và diễn viên vào nơi chỉ một người, có bài thơ cùng nhà thơ anh hùng ca của mình ở chính mình) hiện tượng đó vẫn không kém phần không thể chối cãi, chẳng hề không dáng quan tâm và lại càng hấp dẫn hơn, tôi sẽ nói, vì toàn bộ sự buông mình của Andersen vào trữ tình mang điềm may mắn hơn nhiều so với sự chuộng cuồng chính trị-anh hùng ca hiện đại.

Không đi vào các nhìn nhận chán ngắt về biểu nghĩa của một phát triển anh hùng ca đúng nghĩa, chúng ta sẽ chỉ đơn giản là ghi nhận rằng chuyện ở đây không phải là gân cổ lên tới mức tịt cả giọng mà ngân vang lòng hào hứng của mình đối với người anh hùng phù du thời điểm nào đó, lử đử ra trong sự chiêm ngưỡng ngây độn một cá nhân tính nào đó hay vãi tung tóe các khen ngợi về văn chương, mà ngược lại ôm trùm lối sâu sắc và nghiêm túc lấy một thực tại cho trước, dẫu cách thức lặn sâu vào đó có là như thế nào, ngơi nghỉ ở đó, đào lấy ở đó những lực sống của mình và dành, ở đó, mà chẳng bao giờ nói ra, một niềm ngưỡng mộ luôn luôn thuộc tầm quan trọng cao nhất đối với cá nhân và ngay cả nếu mọi sự diễn ra với nhiều kín đáo đến độ chính ấn tượng chung cũng dường được sinh ra trong bí mật và bị chôn đi trong im lặng.

Nếu chúng ta tự hỏi bằng cách nào một khí chất như khí chất của Andersen hiện thực hóa bước chuyển từ đoạn trữ tình sang đoạn anh hùng ca (ở đây được hiểu theo nghĩa về tình cảm thơ xứng với cái tên đó và điều kiện cần cho tác phẩm anh hùng ca tương ứng tiếp theo sau) - chúng ta sẽ nhận thấy rằng nó thực thi điều này hoặc bằng cách cống hiến, trong một sự im lặng rất có tính cách Pythagore, một thời kỳ của cuộc đời mình cho nghiên cứu nghiêm túc nào đó, và bản tính của ông chẳng mấy sẵn sàng cho điều đó; hoặc bằng cách bố trí theo cách thức đẹp đẽ và thơ ca một nhóm người cùng thời xung quanh một người anh hùng duy nhất; hoặc bằng cách hướng lối một tổng thể kỳ vĩ của rất nhiều lực, mỗi lực có ý nghĩa theo cách riêng của nó, về phía một mục đích duy nhất, được theo đuổi chẳng chút yếu hụt nào ngay ở trong sự vô số đa dạng sâu sắc kia, và với một năng lượng lớn tới mức hẳn tác giả sẽ bị o ép thật lâu bởi nỗ lực ấy, đối với ông đã trở nên phần sự sống phụ cần thiết. Andersen đã không có cơ may về một hội tụ của các hoàn cảnh thuận lợi như thế; quả thật phát triển đúng nghĩa của ông nằm trong thời kỳ gọi là chính trị và bằng cách lắng nghe, dẫu chỉ là trong một giây phút ngắn, những gì chính các chính trị gia nói về điều đó, chắc chắn chúng ta tin vào hiệu ứng chẳng mấy bùng phát mà nó có thể thực thi lên một khí chất như vậy. Thời kỳ ủ men, các nhà chính trị nói; dẫu thế nào, thì hành động chẳng mấy ủ men ở đó; thời kỳ trung chuyển - chắc chắn! Kỷ nguyên granit, đấy là ít nhất, đã xong xuôi từ lâu, kỷ đệ tam thì đã ở sau lưng chúng ta và thế là chúng ta, chắc hẳn trong một thời gian dài, bị nhấn xuống than bùn. Hay chuyện nằm ở những tập hợp đông đảo ngày nay, các omnibus ấy của cuộc sống chính trị, những đàn kiến Braxin kia, chúng, hàng triệu chất đống lên nhau, một nhà tự nhiên học nói với chúng ta, mang tới một sự giống gây ấn tượng thật mạnh với các công trình cổ đại được dựng lên để tưởng niệm một người - các tumuli? Làm thế nào ông cảm thấy thoải mái được trong toàn bộ băng đảng chính trị đó của đám người xô đẩy lẫn nhau nhằm vớ lấy độc thoại cá nhân của ông? Thơ thì đến để làm gì đây vào một thời nơi tinh thần trẻ vốn dĩ có tham vọng nào đó cao quý hơn phải, theo nghĩa tinh thần, cảm thấy cùng các triệu chứng với những người Pháp băng ngang các thảo nguyên nước Nga nơi ánh mắt vô vọng tìm một điểm mà đậu xuống, nơi những người già hơn còn biết mình muốn gì đau đớn thấy sự tan ra thành mảnh nhỏ của các cá nhân, giống với cát chuội đi giữa các ngón tay? Vào thời của chúng ta, nơi mỗi ngày chúng ta chứng kiến những kết hợp các cá nhân dị hợm hơn cả, được tập hợp lại với nhau như những mẩu thủy tinh của một kính vạn hoa; vào thời của chúng ta, mà nguyên tắc (sit venia verbo) chẳng là gì khác ngoài hình dung về cuộc đời của Tin lành, sâu sắc và toàn bộ thuộc nội tâm, giờ đây bị thu nhỏ về thành sự sử dụng cho tất cả mọi người. Thuật lại thời kỳ này của Andersen trên bình diện văn chương, chúng ta nhận thấy rằng với sự bất lực cảm năng trừu tượng của ông, chân trời kỳ vĩ của ông giống chuông trảng Jutland, nhất là đáng chú ý vì không một cành nhỏ nào làm thay đổi đi phối cảnh - [..] - chúng ta nhận thấy, tôi muốn nói, rằng hẳn nó chỉ gây lên nhà thơ của chúng ta một hiệu ứng rất ít tính cách củng cố. Andersen, từ rất sớm đã là tù nhân của chính mình, cũng đã rất sớm cảm thấy bị thu nhỏ về chính ông, giống một bông hoa cúc xanh nhỏ thừa thãi ở giữa thứ lúa mì hữu dụng; trong lúc ông thường trực bị dồn nén lại như vậy vào cái phễu nhân cách của chính ông và, do dạng suy tư đó, tình cảm bi ca chân thực của ông biến thành một dạng nỗi buồn và sự chua chát trái nghịch lại thế giới, quyền năng thơ ca của ông, chính nó bị ngốn ngấu trong một hoạt động về sau rất có sức sản sinh, khiến người ta nghĩ tới một ngọn lửa nhỏ cứ không ngừng được thắp lại - đúng hơn, một thứ lửa ngầm dưới đất mà các vụ nổ khiến thế giới khiếp hãi - như hẳn sẽ vậy đối với một nhân cách mạnh hơn; hẳn không bao giờ Andersen có thể trở thành một Heine: ông thiếu cả thiên tài lẫn sự phẫn nộ chống lại Ki-tô giáo của người kia. Về phần tương quan của ông với khuynh hướng triết học, đã phải có chuyện, dưới hình thức nhiều ý nghĩa nhất của mình, nó hướng ông về phía một nghiên cứu nghiêm túc nào đó, hoặc nó đặt ông vào chuỗi bất tật đám học trò, những kẻ, kể từ Hegel, truyền tay nhau những mảnh những mẩu triết học và rồi sau hoạt động đó thì nó ban phần thưởng là thứ thêm nếm vào cho sự trò chuyện thượng lưu, vốn dĩ nhàm chán vô biên. Khía cạnh này của vấn đề, dẫu đối với ông là một điều xấu hay một điều tốt, đã chẳng hề lướt sượt qua ông.

Tiếp tục đi theo những tìm kiếm của chúng tôi về tương quan của Andersen với địa hạt của văn chương mới gần đây, trước hết chúng tôi sẽ nêu lên một nhận xét chung: nếu ông đã không rút được từ tình hình này toàn bộ lợi ích khả dĩ, thì chắc hẳn chủ yếu là vì ông đã không quan tâm đến điều đó cả do cuộc sống cá nhân của ông lẫn, giống độc giả, bởi một lý do chung hơn thuộc trật tự của cảm năng, nhưng rất nhất quyết tự mình làm ra tác phẩm của nhà văn chuyên viết truyện ngắn [bỏ một đoạn: so sánh Andersen với nhiều nhân vật ngày nay chẳng ai biết].

Nhưng giờ chúng tôi sẽ cung cấp một định nghĩa cụ thể hơn về Andersen ở tư cách tiểu thuyết gia và khi làm vậy thì nhắm sát hơn một chút vào cách thức nhờ đó các tác phẩm của ông, người ta có thể nghĩ, đã được hiện thực hóa trên bình diện của thơ; một sự vị, chắc hẳn không thể bàn cãi, thúc đẩy chúng tôi tới đó; một sự đọc chăm chú những truyện ngắn của ông nhấn chúng ta chìm vào một rối loại lạ thường do hiệu ứng của sự tranh tối tranh sáng (Zwielicht), thứ ngự trị trong tất tật các tiểu thuyết của ông, cũng hoàn toàn giống ở nhà hát vào những buổi trình diễn của mùa hè. Cả một đoàn lũ những ham muốn, các tham vọng mơ hồ, chắc chắn là thi vị, thử làm, sau khi đã bị thế giới vụn vặt dồn nén thật lâu vào trong nội tâm của Andersen, một cuộc đào thoát về phía vũ trụ bị thu nhỏ kia, thứ duy nhất có thể xâm nhập đối với khí chất thơ ca, nơi nhà thơ đúng nghĩa ăn mừng lễ sabbat của mình ở giữa những thăng trầm cuộc đời. Nhưng 


3 comments:

  1. “Ôi! sao mà mọi tạo vật đều in dấu tình yêu và vẻ rực rỡ. Mọi ý nghĩ đang náo loạn trong ngực con chim những muốn được phát ra thành tiếng, nhưng nó không đủ sức, nó muốn hót, giống chim cu và họa mi vào mùa xuân. Đức Chúa, có thể nghe thấy bài ngợi ca câm lặng của loài sâu, nhận ra bài ngợi ca vang lên từ các hợp âm ý nghĩ của nó, giống như bài thánh vịnh vang lên trong lồng ngực David trước khi biến thành lời ca và giai điệu.”

    ReplyDelete