tiếp tục THB
Từ bàn bên cạnh vẳng sang vài mảnh đối thoại:
- Em cũng thấy ngạc nhiên vì đến lúc này mà anh vẫn chưa rủ em về nhà đấy.
Cũng đã đến lúc cần viết tiếp cái chuyện ấy.
Khi
(khi - ngay cả khi - dùng một từ nhiều hứa hẹn như từ khi để bắt đầu một cái gì đó, thì vẫn có rất nhiều khả năng, sau đó chẳng biết tiếp tục như thế nào; kể cả khi đã chọn dễ đến như thế rồi, thì vẫn cứ quá khó)
Tôi bỗng nhớ tới chuyện dùng ngôi xưng hô: lúc đó tôi đã định nói (nhưng quên mất) là có một từ nữa cũng gây rợn tóc gáy rất nhiều (có thể nói "gây rất nhiều rợn tóc gáy" không nhỉ?): từ gã. Nhất là những khi nào một nhân vật tự xưng mình là "gã". Gã thế này, gã thế kia: mãi một lúc - có những khi, mất một lúc rất lâu - thì ta mới bàng hoàng nhận ra, nhân vật ấy đang nói về chính mình.
Khi (đây rồi, đã quay trở về được với nó) một thế hệ này chuyển sang một thế hệ khác, tất nhiên có rất nhiều thay đổi, thậm chí ở mức độ của đảo lộn. Nhưng có những lúc, mọi sự chỉ nằm ở một điều chỉnh rất nhỏ: một từ nhận diện (vì có những từ như vậy) của một thế hệ là từ đú, thì từ giữ cùng chức năng đó ở thế hệ tiếp theo là đu. Tức là, chỉ bỏ đi mỗi cái dấu sắc.
Nhưng, như đã nói, dấu má thì vô cùng quan trọng.
Một cụm từ: de bon ton, được dùng để nói chẳng hạn, vào thời điểm này ca ngợi tranh Mỹ thuật Đông Dương thì là de bon ton: rất hay, hay vì hợp lúc, đúng giọng. Đại khái, giống như một cái gì đó bắt người ta phải theo.
Và sự trò chuyện luôn luôn tìm cách hướng đến đó, sự bonton.
Nhưng de bon ton là một thứ không thể chịu được.
Thêm một: tour de force. Cả một sự trầm trồ thể hiện niềm ngưỡng mộ to lớn, khi nói một cái gì đó (một bức tranh, một bản nhạc, một cuốn sách, etc. etc.) rằng ấy là một "tour de force". Tức là người làm được cái đó đã hoàn thành một việc rất khó, tưởng chừng như không thể làm được. Nhưng cứ tour de force, tour de force suốt, thì chẳng lẽ người ta đều là faiseur de tours hay sao: vậy thì đích xác là những kẻ chuyên làm một thứ: làm trò.
Khi miêu tả một ai rất xuất sắc (trong cuộc sống xã hội: trong giao tiếp), các cụm từ tua tủa lên như gươm giáo: một ai đó mà phẩm chất, avec finesse, thậm chí avec brio; một người nào nói nhiều bon mot được coi là một nhân vật rất xuất chúng.
Nhưng, có thể bớt bonmot được không?
Và, quay trở lại với sự thể - thực chất chính là một hình mẫu không nhỏ, hiện nay - của right person, right moment: cứ như thể số phận và định mệnh lúc nào cũng ở đó, hết sức hiền lành thân thiện mà vun vén cho chúng ta.
Thêm nữa, những con người văn minh là những người tỏ ra rất nice với các ex. Không là thế này được thì chúng mình vẫn có thể là thế kia. Nhưng, khi gặp lại một ex (từ rất rợn tóc gáy để chỉ cái đó: người cũ), rất lịch sự ngồi hai bên một cái bàn, không lúc nào người ta (người ta) chợt thấy ngứa ngáy muốn hỏi thăm một cái nốt ruồi còn ở yên ổn chỗ đó không, rồi thì chi tiết này hay chi tiết khác, không ngứa ngáy à?
Nói tóm lại, sự nói chuyện giữa con người và con người luôn luôn hướng đến sự witty. Càng witty thì càng được nhìn nhận tốt đẹp. Nhưng sao lại cứ wittty như thế mãi được? Cũng phải có giới hạn chứ.
Tôi biết, tôi biết, như vậy thì cũng tức là rất chống lại nhân vật ấy: đó là người coi mọi thứ chẳng có gì khác ngoài Witz.
Pourquoi
ReplyDeletefaites le cirque🤡 «hay sau:» ou «hay sao;»
ReplyDeleteTôi vừa đọc xong Một mùa hè của Tiện Bút 1, hay quá! Để dành lát đọc nốt!
ReplyDeleteđọc NL mà "để dành" thì thua rồi
Delete