Oct 21, 2024

đã Joseph Conrad

sau khi đã thế kia, thì bây giờ lại thế này




Tập truyện ngắn đầu tiên của Joseph Conrad: Tales of Unrest, in lần đầu tại Mỹ năm 1898 (Scribner), gần như cùng lúc với in tại Anh (T. Fisher Unwin).


Tập thứ hai: Youth và tập thứ ba, Typhoon.


Các truyện ngắn của JC không gây nhiều vấn đề như ở trường hợp Henry James. Nói cho đúng, cả các tiểu thuyết cũng vậy: James là một họa sĩ, vẽ trên toan, nhiều lớp, và một thời gian sau thấy không vừa ý thì sửa, còn JC là điêu khắc gia, dùng ciseau rất khó nhọc nhưng đã xong là xong. Người ta không đập một bức tượng ra làm lại.

Hai phương thức (nếu có thể gọi như vậy) khác nhau như thế nhưng đều dẫn tới kết quả chẳng phải không có nhiều sự giống: tạo ra rất nhiều kiệt tác.


Tập truyện ngắn thứ tư: A Set of Six, in lần đầu tại Anh, 1908. Tập thứ năm: Giữa đất và nước (1912).

"Gaspar Ruiz" là truyện quan trọng hơn cả của Six (phần đầu; phần cuối). Trong cùng tập, còn có một truyện ngắn (hoặc novella) lớn khác, "The Duel".


(hẳn chính vì thế, Henry James có vô số câu chuyện về họa sĩ, cũng như về các bức tranh: một ví dụ; nhưng cũng có lúc nhân vật của James là một nhà điêu khắc)


Một truyện như "Gaspar Ruiz" xứng đáng đứng trong số các câu chuyện lớn của riêng một điều: các câu chuyện nghĩa hiệp, hay nếu muốn nói chính xác hơn, các câu chuyện về một thể loại người, gọi là bandit d'honneur. Pushkin hay Gogol viết chúng, rồi chẳng hạn Prosper Mérimée, hay cho đến cả Istrati (dạng nhân vật đặc trưng, haidouc). "Đu-brốp-xki" của Pushkin là một trong những truyện tôi đọc đi đọc lại nhiều nhất hồi bé.

Joseph Conrad từng nghe kể về nhân vật có sức mạnh phi thường ấy, trở thành cái giá để bắn đại bác. Một câu chuyện Nam Mỹ, như Heinrich von Kleist có thể viết truyện lấy bối cảnh Nam Mỹ - với điểm khác là Kleist chỉ đọc báo để biết về Nam Mỹ còn JC từng đến đó thật (tuy chỉ thoáng qua).


Như vậy là - đi thẳng đến sự đã - cho đến giờ tôi đã làm cho bổ sung như sau: theo tôi, tổng cộng Joseph Conrad ở Việt Nam tính đến giờ (tôi có thể để sót) gồm "The Duel": với đó, "Gaspar Ruiz" là một bổ sung rất vừa vặn (tất nhiên hoàn toàn có thể làm thêm); ngoài ra, cũng đã có hai trên ba của tập Youth: ở đây, thêm một là vừa đẹp (và là tận đến mức đầy đủ) - truyện này, tôi cũng đã định cho post đầy đủ như "Gaspar Ruiz", nhưng đã bắt đầu thì tôi nghĩ lại: hoàn toàn có thể làm một việc gì đó khác. Đây là một viên ngọc đặc biệt đẹp trong số các novella của JC.

Năm tập kể tên ở trên chưa phải là toàn bộ "Joseph Conrad ngắn". Đoạn sau sẽ không nét bằng nữa, tức là không còn dễ liệt kê như tôi vừa làm ở trên; và đoạn sau ấy cũng đã được cover một cách tương đối: mộthai. Đây là hai truyện vô cùng đẹp (và bi thảm), theo những cách khác nhau.

Đoạn (khó nhằn) này tôi sẽ còn quay trở lại sau.


Giờ, đã có thể nhìn vào Bão lớnGiữa đất và nước, tập truyện thứ 3 và thứ 5. Hai tập chứa tổng cộng bảy truyện, tất tật đều là kiệt tác.

Ba câu chuyện trong Giữa đất và nước có thể coi là "chuyện thuyền trưởng" (JC viết rất nhiều truyện về đi biển - nhưng cũng cả đi sông, một khoảnh riêng mà tôi sẽ tập trung hơn, lúc khác - nhưng không phải đi biển nào cũng giống đi biển nào: có thể là ở tư cách thủy thủ thường, ở tư cách một trong số các sĩ quan trên tàu, hoặc ở tư cách thuyền trưởng; ta cũng cần nhớ, với JC, đó là tàu buôn chứ không phải tàu chiến, và chủ yếu là thuyền buồm, nhưng cũng có những lúc có tàu hơi nước), và còn đặc biệt hơn: thuyền trưởng không thực sự biết con tàu của mình, ít nhất là không hòa thuận với các viên phụ tá.

"Vận may mỉm cười", "Kẻ đồng hành bí mật" và "Freya của Bảy Đảo" là những câu chuyện xảy ra ở cảng, gần bờ và nơi nước nông.


Hai truyện sau, người ta sẽ dễ dàng nhận ra bối cảnh thứ nhất là Biển Đông ("Kẻ đồng hành" nhắc đến Nam Kỳ, và một địa danh khác dường như nằm ở Campuchia); "Freya" thì chỉ cần căn cứ vào mối quan hệ nhiều trục trặc giữa người Anh và người Hà Lan (có cả người Tây Ban Nha lấp ló: situation đặc trưng ở Ấn Độ dương) là đã có thể suy ra nhiều điều, còn truyện thứ nhất diễn ra ở đảo Mauritius.

Chính quãng thời gian Joseph Conrad ở đó (trong truyện, JC miêu tả nơi này là một chốn ngọt lừ) đã làm phát sinh một miêu tả - chất lượng của miêu tả về JC ấy (và đó là một miêu tả viết) đã khiến nó trở thành một kho báu nho nhỏ cho những người viết tiểu sử JC. Đây là cái đó được sử dụng trong cuốn sách kia:





Ngoài ra, có nhiều cơ sở để nghĩ, Joseph Conrad đã trải qua, nếu không hoàn toàn đúng như vậy thì ít nhất cũng gần gần cái đó, câu chuyện chính (trên một hàng hiên) được kể trong truyện - một câu chuyện khiến người ta muốn đập đầu vào tường hoặc nhét cả nắm đấm vào miệng, để khỏi hét lên: sao lại có thể có câu chuyện hay như thế này. Câu chuyện của "Kẻ đồng hành" và "Freya" cũng hoàn toàn có thể tạo ra điều tương tự. Văn chương của Joseph Conrad đặc biệt nguy hiểm. Cũng như cái nhìn của Joseph Conrad. Cũng như những gì mà Joseph Conrad nghĩ.


"Typhoon" của Typhoon: tiếp tục là Biển Đông, như ngay cái tên đã gợi ý. Lần này, con tàu (dính bão, tất nhiên: bằng không thì truyện có nhan đề "Typhoon" để làm gì?) không phải tàu buồm mà là tàu hơi nước.

Đến đây, một điều quan trọng nảy sinh: Joseph Conrad có quan tâm đến Trung Quốc không? Rất có vẻ là không hề, hoặc nếu có thì cũng rất ít (thỉnh thoảng có xuất hiện nhân vật - phụ - người Tàu thật, như trong "Falk" hay nhất là trong Victory, cuốn tiểu thuyết, nhưng người Tàu của JC không khác người Tàu trong Lucky Luke: loáng thoáng, và rặt stereotype, chẳng có gì đáng để ý). Đối với JC, không phải China, mà là Malai. Những cái thuyền prau, tức là kiểu Java, xuất hiện phong phú trong hệ tàu thuyền của văn chương JC.


"Hệ tàu thuyền", cái đó cũng tương đương với hệ (hay thảm) động vật, thực vật (chẳng hạn như ở writing của một người như Thoreau, hoặc cũng có thể là Rousseau). "Falk" (trời ơi quelle histoire) làm xuất hiện một dạng tàu: tàu kéo (trong "Freya" thì viên sĩ quan Hà Lan chỉ huy một dạng tàu tuần tra), và Falk chính là captain của nó (mais quel capitaine). Đặc biệt cần tàu kéo (nó buộc dây kéo tàu, thuyền khác) khi địa hình phức tạp, dễ gây nguy hiểm - nhất là mắc cạn, nhất là lúc nào dính dáng tới sông, cửa sông. Sông là thứ hết sức nguy hiểm đối với những người đi biển.

"Amy Foster" là truyện mà tôi vô cùng thích trong Typhoon. Nó ngắn hơn so với phần lớn novella của Joseph Conrad, và tuyệt vọng như một con tàu toàn gặp chỉ gió ngược trên traversée gian khó. Tuy dùng ẩn dụ như vừa xong, nhưng đấy lại là một câu chuyện không hề (nếu có thì cũng chỉ chút ít) về đi biển: nhân vật chính của nó hoàn toàn không phải là hải nhân; thậm chí, đó còn là một người miền núi, và lại nhân vật ấy thậm chí cả đời còn chưa bao giờ nhìn thấy biển.

Không nhìn thấy biển và cũng không biết nói: Yanko, tức là "Little John", etc. - nhưng muốn biết là như thế nào thì phải đọc thôi.




Tình yêu trong khung cảnh cuộc sống đi biển: đó có thể là yêu chính viên thuyền trưởng (như trong tiểu thuyết May: captain Anthony được người trên tàu đặc biệt yêu), nhưng nhất là yêu con tàu. Jasper Allen yêu con tàu của mình (mang tên "Bonito") đắm đuối, đờ đẫn. Rất may vì trong tiếng Anh "ship" lại là "she": nhiều khi tôi có cảm giác, Joseph Conrad đã chọn tiếng Anh, thay vì tiếng Pháp (cho dễ) chính là vì điều này, để có thể viết cuộc tình trong "Freya của Bảy Đảo".

Tình yêu ấy có thể lấy đối tượng là chỉ một chi tiết. Ở một trong bảy truyện thuộc hai tập đang nói ở đây, có một nhân vật yêu (cuồng thì đúng hơn) figurehead. Chính vì vậy, khi đọc cuốn sách kia, tôi cứ chờ xem JC có xuất hiện hay không. Một figurehead hình phụ nữ, tất nhiên.


ta hãy thưởng thức, từ chính cái đang nhắc tới:


(thật là tê tái hết cả nầm, nịm cả núm)


(nhân tiện, mãi rồi cũng thấy)






3 comments:

  1. thì ra The Duel là quyển Mối thù bí ẩn

    ReplyDelete
  2. Mong chờ 2 bìa của Youth và A Set of Six

    ReplyDelete
  3. Youth đã có bản dịch (điều này đã nói); A Set of Six đã có bản dịch "The Duel" - tôi đã làm cho có bản dịch "Gaspar Ruiz" là truyện quan trọng khác của tập

    ReplyDelete