Oct 17, 2024

Lúm đồng tiền

tiếp tục HMND, JCDN





Chuyện các bà vợ già, cũng như Arnold Bennett,


có thể thuộc vào đâu (tức là, cụ thể hơn, khoảng nào) của văn chương - hay, nếu muốn, văn chương Victorian? Cuốn tiểu thuyết đặc biệt hấp dẫn (còn phải nói hơn thế: đấy là một cái gì đó rất page-turner) ấy.

Mấy nhân vật (Dickens, George Eliot, Forster, Stevenson hay Henry James, Joseph Conrad), ta hãy gọi họ là ngoại hạng (PL, etc.), với một số đề phòng hoặc dè dặt, chẳng hạn như Italo Calvino khi bình luận văn chương Charles Dickens đã không ngần ngại coi Dickens là một thiên tài authentic - và hiếm hoi, nhưng cũng nói thêm, đối với chính người Anh, chuyện lại có thể rất khác: Chesterton rất coi thường Dickens, theo Calvino là vì trong mắt một người như Chesterton thì Dickens có học vấn quá thấp. (nói tóm lại, vấn đề nằm ở chỗ: giai cấp xã hội)

Có một loạt nhà văn khác, những người làm nên cái mà người ta gọi là văn chương sensation, sensational: Wilkie Collins chẳng hạn, nhưng ta hãy nhắc đến Charles Reade, mà chính Henry James cũng từng bình luận, khi viết essay. Đây là dạng văn chương giờ đây chỉ các nhà văn học sử còn thực sự biết. Hoặc những ai thực sự tò mò, thích đào bới.

Tôi nghĩ là, Arnold Bennett nằm vào giữa đó, không category này cũng không category kia.


Cần (tranh thủ) nói ngay: cuốn sách mới in trong tiếng Việt, ở "Tựa" (cụ thể hơn, tr.11) có một chỗ viết "Dấu vết thời gian". Đây là tên ban đầu người dịch đặt cho bản dịch của mình. Nhà xuất bản đã thuyết phục quay trở lại với nhan đề gốc, do đó Chuyện các bà vợ già. Nhưng (không hiểu sao: rất khó tin) vẫn còn một lần "Dấu vết thời gian" - tất nhiên ở chỗ đó cần đọc là "Chuyện các bà vợ già". (hết erratum)

đúng là đã dấu vết thì thế nào cũng sẽ còn dấu vết


Như vậy thì tức là, ta bắt đầu chạm vào một địa hạt - địa hạt nào? địa hạt của tradition, của history? không, không cần đi xa đến thế (thật ra, vậy thì mới đúng là không đi đâu), vì cái cần nhìn vào là popular. Một thứ không hề đơn giản.

Có popular và popular. Một câu như "Người yêu ơi anh nhớ em nhiều lắm" khiến ngay lập tức người ta thấy khả nghi: ở trong đấy có một cái gì đó sặc mùi giọng lưỡi bến cảng, rất khó mà tin nổi, thậm chí có thể nói đầy chắc chắn: bốc phét, ôi ông ơi phét lác vừa thôi; chưa kể, đó còn là một ví dụ cho như thế nào nghĩa là kitsch; nhưng "Người yêu ơi sao em nỡ bỏ anh đi" lại có thể gây bần thần không ít. Hoặc, "Kề bên nhau quên một chiếc hôn": thứ ngôn ngữ của đầu môi chót lưỡi, hoa mỹ hàng hiệu - tức là hàng rởm, nhưng "Ánh mắt ấy vẫn chất chứa một trời" thì lại nhiều ý vị thành thực. Vấn đề nằm ở chỗ, điều gì, hay những điều gì, làm cho thành ra như vậy?


Câu chuyện của cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về các bà vợ già (nếu không thì tại sao lại có nhan đề ấy?), nhưng hai trong số ba bắt đầu từ khi còn chưa phải là vợ, rồi vợ trẻ: định mệnh của vợ trẻ là sẽ thành vợ già. Nhưng cũng hoàn toàn có thể nói, đó là câu chuyện về các bà góa: định mệnh của vợ chồng là kiểu gì cũng có sự góa. Hai trong số ba phụ nữ là bà góa có thể gọi là đúng nghĩa, hoặc thậm chí toàn tòng; tuy nhiên, một trong ba có kỳ góa bụa ngắn đến đáng kinh ngạc; nhưng để đổi lại diễm phúc ấy (bởi vì đó đúng là diễm phúc, việc chỉ góa rất ít thời gian, có thể nói là vài tiếng đồng hồ, hoặc cũng có thể quãng thời gian được tính bằng phút) người phụ nữ đã gần như không biết chồng mình.


Các tiểu thuyết không thuộc category thứ nhất (PL) cũng không thuộc category thứ ba (nhanh chóng biến mất tuy lúc mới xuất hiện thì gây vô cùng nhiều ồn ào, thậm chí om sòm) - tức là tiểu thuyết như những gì mà Arnold Bennett viết, người ta đọc chúng để làm gì? Tôi nghĩ, người ta đọc chúng chủ yếu để biết. Những cuốn tiểu thuyết như vậy chứa đựng rất nhiều điều, người ta đọc chúng để biết người của một thời sống như thế nào, những người thuộc tầng lớp này của xã hội thì ra sao, những người thuộc tầng lớp kia thì thế nào. Vai trò ấy (làm cho người ta biết) trong văn chương thế kỷ 20, theo tôi đã gần như chắc chắn thuộc về tiểu thuyết trinh thám: để trinh thám được, chúng nhất thiết phải miêu tả rất nhiều thứ, vô vàn chi tiết, và nhờ đó người ta sẽ biết chẳng hạn trong những năm 60 con người xem ti vi rất nhiều và hay đi auto-stop, etc. Tiểu thuyết trinh thám chính là tiểu thuyết phong tục.

Và tiểu thuyết cũng ra sức làm một việc: cứu vãn. Chỉ cần nhìn vào một điều là thấy: tiểu thuyết gô-tic, cực kỳ thịnh hành vào một thời (Jane Austen cũng viết tiểu thuyết gô-tic), mà ngôi sao là Ann Radcliffe, chúng vọt lên như một níu kéo: níu kéo các lâu đài vào đúng thời điểm lâu đài sắp nếu không biến mất thì cũng thành những đống phế tích. Có thể dùng điều này để nhìn vào chính tiểu thuyết trinh thám, các vụ giết người ở trong đó: người ta sắp không còn giết nhau nữa chăng? Có thể lắm, và để như vậy, để làm cái việc mà tôn giáo còn không thực sự làm được ấy, mấy thứ như mạng xã hội hay meme lại làm được. Có thể lắm.

Còn các kiệt tác văn chương, chúng để làm gì? Chúng chẳng có tích sự gì, hoặc gần như vậy. Người ta đọc chúng không phải để biết. Nói đúng hơn, không phải là vì sự biết bên ngoài. Người ta đọc các kiệt tác để biết chính mình; không, nói thế vẫn chưa đúng: phải là để nhìn thấy chính mình - so với điều này, mọi sự biết khác đều không cần thiết. Trong tương quan với con người ở tư cách khối lớn, hoặc một thực thể duy nhất, các kiệt tác là những vết thương trên cơ thể, mà nếu thiếu thì không thể có con người.


18 comments:

  1. một buổi trưa mùa hè nào đó, nghe Thanh Tùng thấy thật tự nhiên.

    ReplyDelete
  2. xưa em nghe “mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ” của Đỗ Bảo :v

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đỗ hay Quốc thì cũng rứa

      Delete
    2. Anh đâu phải Tiên Phật/Mà nhìn ra khoảng trống/Thấy được vạn vật/Đâu phải thánh thần/Để xem nỗi nhớ là hư vô

      Delete
  3. Hầu hết người ta không muốn nhìn thấy những vết thương cơ thể.
    Có lẽ vì vậy, Byung-Chul Han nói thời nay người ta chuộng những gì trơn láng mượt

    ReplyDelete
    Replies
    1. Byung-chul Han is boring

      bài dịch của Lê Quang đúng không? nhân vật ấy luôn rơi vào những best-sellers

      Delete
    2. em hay nhầm hai bác Lê Quang với Quang Chiến

      Delete
    3. Vẫn còn một Lê Quang nữa

      Delete
  4. nhưng kiệt tác cũng mang đến sự biết bên ngoài. các kinh tế gia và luật gia đọc Eliot hay NL đọc để biết về loài nouveau riche.

    ReplyDelete
    Replies
    1. ngoài ảnh hưởng đến trong và ngược lại, biết trong luôn đi kèm biết ngoài

      không thật sự có trong và ngoài

      Delete
    2. nhiều người không nghĩ chính bản thân họ là loài nouveau riche ngay cả khi họ nằm dưới lòng đất

      Delete
  5. cô em bảo văn học là nhân học

    ReplyDelete
    Replies
    1. thật động trời, thông tin tuyệt mật chỉ những học sinh giỏi văn mới được biết, rất cảm ơn em khai sáng mọi người

      Delete
    2. M.Goóc-ki nói, cô em nhắc lại

      Delete
    3. the proper study of mankind is literature

      Delete