Ấy đấy, cái ông Balzac có thể gây ra bao nhiêu điều và đồng thời có thể làm tắc nghẽn khối chuyện khác. Kể từ khi bắt đầu "tổng phổ" Balzac, vụ "Hà Nội từ 1947 đến 1954" ắc tắch quá :p
Giờ lại tiếp tục. Vả lại, nó sẽ là một "vệt" rất dài, rất rất dài. Thậm chí, nó sẽ không là "vệt" đâu. Và nó sẽ thực sự là "Hà Nội từ 1947 đến 1954".
Một "vĩ thanh" cho câu chuyện quyển sách đầu tiên in tại Hà Nội sau ngày 19 tháng Chạp năm 1946, đã trở nên một điều... nói thế nào nhỉ... nói cho đúng ngôn ngữ thời đại: một điều cấp thiết.
Kể từ khi tôi viết về "quyển sách đầu tiên", một số yếu tố mới đã xuất hiện. Nhưng nếu ta không chọc thẳng vào một cái gì đó, không có một khởi phát, thì làm gì có chuyện "cái gì đó" ấy sẽ nhúc nhích, và khởi sự nói, khởi sự kể câu chuyện riêng của nó? Mà khởi phát nào chẳng là bộc phát? Kể từ khi tôi viết về "quyển sách đầu tiên", các lân cận chợt xuất hiện theo nhiều cách, một số thứ rõ lên, một số thứ rõ nhưng mờ, theo đường lối en filigrane. Có lẽ đây chính là giai đoạn lý thú nhất của một môn phái, tên là giả kim thuật. Lịch sử chẳng phải chất liệu lớn nhất của giả kim thuật à?
Để tạo một "vĩ thanh" cho câu chuyện "quyển sách đầu tiên", tất nhiên không gì bằng câu chuyện về "quyển sách cuối cùng". Ta nhìn thấy đầu tiên và cuối cùng, nghĩa là ta đã bo được bờ, mà vẫn để mặc cho mọi thông thương, truyền thông xuyên qua các đường biên giới. Không việc gì phải can thiệp vào bất kỳ điều gì. Các "can thiệp" thường xuyên gây ra "chiến tranh". Câu chuyện Hà Nội 1947-1954 là câu chuyện của sự can thiệp. Đấy chính là vì người ta đã không chịu cố gắng nhìn nhận "đầu tiên và cuối cùng". Khi đã là thời điểm cuối, thì mọi thứ đã kết thúc, dằng dai thêm cũng chỉ co kéo tí chút đường biên giới của sự cuối cùng, chứ có thực sự giải quyết được điều gì đâu? "Thực sự giải quyết một điều gì" đồng nghĩa với làm cho "điều gì" đó có ý nghĩa. Không có ý nghĩa nếu thiếu đầu tiên và cuối cùng.
"Đầu tiên và cuối cùng" cũng làm tôi nghĩ đến Italo Calvino, dường như, tôi cũng không nhớ kỹ lắm, bài giảng thứ sáu, tức là "bài giảng ma" (Calvino chết sau bài giảng thứ năm và chưa thực sự viết bài thứ sáu) thuộc loạt bài giảng Norton Lectures chính là về "mở đầu và kết thúc".
Quyển sách dưới đây chắc hẳn thuộc vào những quyển sách cuối cùng in tại Hà Nội trong quãng 1947-1954. Tôi vừa mới tìm thấy nó; nói đúng hơn, trước đây tôi từng nhìn thấy rồi, nhưng không để ý, chắc khi ấy nó chưa biểu lộ với tôi "ý nghĩa về cuối cùng" của riêng nó.
Đây là ấn bản lần ba của Tắt lửa lòng, ngoài bản đầu "tiền chiến", bản nhì dường như của Vĩnh Thịnh trước 1954 vài năm, đầu thập niên 50.
"Quán sách Bờ Hồ":
Đây, nó ghi rất chính xác thời điểm in xong: ngày 15 tháng Tư năm 1954:
Quyển sách này là một quyển sách chưa rọc:
Tất nhiên, tôi cũng tự hỏi về các "đồng đạo trong gian khó" của quyển sách trên đây: thời điểm cuối tháng Tư đầu tháng Năm 1954, những quyển sách nào đã được in, trong lòng Hà Nội, mà không hề biết rằng chúng chứng nhận cho thêm một suy sụp nữa. Tất nhiên, tôi cũng tự hỏi về "cơ sở xuất bản" mang tên Hồ Hải này. Rất có khả năng, cái nhà xuất bản tự xác định phạm vi hoạt động của mình là Hà Nội-Hải Phòng này, vừa được thành lập với rất nhiều ước vọng và tham vọng, thì chỉ vừa bắt đầu hoạt động, đã gặp luôn một cơn suy sụp lớn. Những điều này rất không chắc, nhưng tôi cũng từng nhìn thấy một ấn phẩm khác của "Hồ Hải" rồi, cũng lại in năm 1954.
Đối với riêng tôi, bắt gặp, trong cuộc tìm kiếm (mà không phải tìm kiếm) sự cuối cùng, sự kết thúc này, giống như một sự mỉa mai to lớn khi chuyện lại có liên quan đến Nguyễn Công Hoan. Nhà văn Việt Nam không thể viết văn nếu không nhìn thấy Nguyễn Du, nhưng điều ngược lại thì không hề chắc: không phải thể hiện cái sự Nguyễn Du thì tức là biết viết văn.
Hình như tôi cũng đã nói ở đâu đó, giờ không nhớ, "Tắt lửa lòng" tức là một nửa một câu Kiều, rất hao hao Nửa chừng xuân của Khái Hưng là ba phần tám một câu Kiều (khác).
NB. mới thêm một đoạn vô cùng dài Louis Lambert
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Đẩy xa hơn một chút, giống như tất cả các nhà thơ của văn học cổ Trung Quốc (có thể cả văn học cổ Đông Á) không thể làm thơ nếu không hiểu Kinh Thi, và ngược lại, không phải ai hiểu Kinh Thi cũng có nghĩa là làm thơ hay.
ReplyDeletetrời ơi, mới ăn gì mà nói hay thế :p
ReplyDeletevụ Balzac dừng đi bác ơi, dịch chùa có ai quan tâm đâu
ReplyDeletea, té ra có người (chắc nhiều) nghĩ tôi làm (bất kỳ) cái gì đó để "được quan tâm" đấy
ReplyDeletecám ơn, cứ tiếp tục nghĩ thế đi, gần đúng rồi đấy
Bạn Hiền có bản kinh thi bản pdf không cho mình xin
ReplyDeleteMình chợt nghĩ Hồ Hải này có khi liên quan đến Cảo Thơm đấy bác. Bác tìm hiểu thử xem :p
ReplyDelete