Mar 10, 2017

Văn chương miền Nam: Phê bình Ngô Thế Vinh

Tờ Nghệ thuật số 3, từ 16/10 đến 23/10 năm 1965, mục phê bình sách.

Hai cuốn được bình luận là Đêm dài muôn thuở của Hoàng Trúc Ly và Gió mùa của Ngô Thế Vinh:



"cái khay mỏng mảnh nhỏ chặt chồng chất những chứa đựng cồng kềnh"

"những vấn đề quá lớn đặt ra một cách khái quát và giản lược"

không hề biết tới "kỹ thuật xây dựng một truyện dài" (thế mà vẫn dám viết một truyện dài)

"thiếu thuần thục", "sống và sượng"

"Đây là một sáng tác nhiều nhiệt tình. Nhưng đây cũng là một tiểu thuyết chưa thành hình".

Nhiệt tình trong sinh sản thì tạo ra những gì chưa thành hình. Người viết bài này quá giỏi, tôi nghĩ đó là Mai Thảo (ở Nghệ thuật, Mai Thảo là chủ nhiệm kiêm chủ bút, Thanh Nam là tổng thư ký). Giỏi ghê gớm, bởi vì nói từ cách đây hơn nửa thế kỷ mà giờ vẫn đúng.

Hiện nay, các nhân vật còn lại của "văn chương miền Nam" đang tỏa một hào quang nhất định, bất kỳ ai. Nhưng trong đấy vô số là hào quang giả vờ. Đâu có phải cứ là nhân vật từng viết lách thời Việt Nam Cộng hòa thì nhất thiết có giá trị: miền Bắc thời ấy có nhiều giá trị giả thế nào thì miền Nam cũng nhiều tương đương.

Một câu hỏi rất "nhạy cảm": ở miền Bắc của thập niên 50, 60, 70, kể cả 80, nhân vật văn chương miền Bắc nào rất kém tài nhưng được hưởng lớn nhất từ sự nhập nhằng, thậm chí bất lực của những nhìn nhận giá trị? Nhân vật nào được hưởng nhiều nhất từ một xã hội gần như "xăng phú" đánh giá văn chương?

Hiển nhiên, đó cũng là một nhân vật rất "nhiệt tình". Và nhân vật ấy là Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc là giá trị giả lớn nhất của văn chương miền Bắc một thời đại.

-----------

Nhờ xem tờ Nghệ thuật: xưa kia tôi cứ tưởng "thanh minh thanh nga" là một thành ngữ, thì ra có "Đoàn ca kịch Thanh-Minh Thanh-Nga" thật:


(số Xuân Bính Ngọ 1966)

-----------

nhân tiện: mới thêm một đoạn dài ở Ferragus; ta đã đến một đoạn nổi tiếng, rất nổi tiếng, khi Balzac bàn về "phụ nữ nói dối"; phụ nữ trong quan hệ với lời nói dối, tức là với sự thật: độc giả của Nietzsche sẽ dễ dàng thấy rằng Balzac đi trước Nietzsche ở khái niệm "phụ nữ-sự thật" này; ngay tiếp theo đó là quan niệm tình yêu của Balzac: đối với Balzac, không bao giờ có chuyện "một túp lều tranh hai trái tim vàng", nhất thiết cần có tiền thì mới có tình yêu, và là càng nhiều thì càng tốt; và bà Jules đã làm như thế nào, khi chồng của bà bắt đầu nghi ngờ, phòng ngủ của họ sẽ xảy ra những xáo trộn gì?




Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

9 comments:

  1. "mút mùa lệ thủy" cũng là thật:D
    Mà anh phân tích kỹ hơn trường hợp Nguyên Ngọc đi ạ

    ReplyDelete
  2. "giá trị" của người bơi bằng phao ko thể tính cùng hệ với người bơi không bằng phao chứ :P

    ReplyDelete
  3. nói chung cũng nên quy đổi, để có thể so sánh, chọn tỉ lệ tốt thì về cơ bản vẫn tốt :p

    tất nhiên sẽ có phân tích chứ, mình không bao giờ làm gì thừa, nhưng mình cũng không bao giờ làm gì thiếu, cứ yên tâm

    ReplyDelete
  4. Trường hợp thanh minh thanh nga này bất ngờ hơn cái mút mùa lệ thuỷ chứ, còn Nguyên Ngọc nếu Nhị Linh đưa được dẫn chứng thì hay vì tôi không nhớ gì nổi bật về văn chương bác này ngoài việc có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa

    ReplyDelete
  5. chắc tại nn trở cờ thôi, chứ "giả" ngoài ấy (còn bự hơn nn) thì thiếu gì.

    ReplyDelete
  6. bất ngờ về "thanh minh thanh nga" kể cũng bất ngờ thật.

    ReplyDelete
  7. anh có quan tâm tới tờ Hoa Đăng ko ?

    ReplyDelete
  8. Gần đây bạn bè tôi tranh cãi bảo rằng đại đa số nhà văn miền Bắc thì tài năng hơn miền Nam, tôi thấy chung chung quá, Nhị Linh thấy thế nào?

    ReplyDelete
  9. tôi nghĩ văn chương Indonesia và Nicaragua cũng rất đáng quan tâm đấy

    ReplyDelete