Mar 28, 2018

Patrick Modiano: Một gánh xiếc qua

Bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về Một gánh xiếc qua. Một bài khác.


Chỉ dẫn từ bên kia ký ức


Nguyễn Chí Hoan

Mar 26, 2018

Về Barthes

Đã có "Về Barthes" rồi, nay lại tiếp tục có "Về Barthes" nữa. Hôm nay, 26 tháng Ba, là tròn ba mươi tám năm ngày Barthes chết, không lâu sau khi bị xe tải húc. Đây là một kiệt tác trong "lĩnh vực về Barthes":


Mar 25, 2018

Biến mất, trở lại và ý nghĩa (2)

Tiếp tục câu chuyện đã mở đầu ở kia; và, cũng có liên quan đến ở kia. Nhưng trước hết, nên xem ở kia (về một cú lật mặt bàn).

Năm ấy, tôi được dẫn đến nơi ở của một nhà sưu tầm; khu vực đó của Sài Gòn tôi không thực sự rành, dường như không xa Vườn Chuối. Chính đó là nơi, không phải lần đầu tiên, mà sau đó một thời gian, tôi lấy được quyển Nam hoa kinh Nhượng Tống thứ nhất (nói là "thứ nhất" vì tôi sẽ còn tìm thêm được quyển thứ hai, về sau nữa: xem ở kia).

Mar 24, 2018

thời chúng ta (1)

ơ

Từng có rất nhiều người mơ trở thành một Vũ Trọng Phụng mới, đưa "Thời Chúng Ta" vào một tác phẩm văn chương kinh thiên động địa cơ mà nhỉ? Giờ, lâu rồi quay trở lại nhìn ngó, tôi mới thấy, hóa ra vẫn chưa có ai làm được à? Thế thì lại để tôi nhé: cũng như trong mọi chuyện, mình toàn để các bạn đi trước, chạy đua 100 mét mà rất nhiều lúc mình để các bạn đến tận mét thứ 99 mới khởi động, vậy mà mình vẫn cứ cán đích trước, thế là thế nào nhỉ? Lần này lại thế luôn, nhé.

À, mà nói là nói thế thôi, chứ mơ gì mà lại mơ thành Vũ Trọng Phụng thứ hai thì đích xác là một sự hãm nhìn.

Mar 23, 2018

Sách được tặng

tiếp tục câu chuyện ở kia

Có một bí mật rất lớn: thời điểm này, mọi cơ sở xuất bản ở Việt Nam đều đang tấp nập sản xuất sách cho trẻ con. Không ai có thể bỏ qua sách cho trẻ con, như ta đã thấy ở kia, tức là từ xửa từ xưa đã vậy rồi.

Mar 21, 2018

Stevenson ở Việt Nam

Tiếp tục luôn mục "ở Việt Nam" đã bắt đầu hoạch định được rõ ràng ở kia.

Và cũng tiếp tục Stevenson, vì ở kia mới chỉ là một khoảnh khắc duy nhất, lớn và sớm nhưng chưa thể toàn diện được về tình hình Stevenson.

Cũng đã viết nốt bài về năm 1949 Hà Nội, hôm trước đang viết dở thì bỏ bẵng, vì còn bận chạy cá mập; định mang cá voi Herman Melville ra dọa lại nhưng cá voi lại đang bận tiêu hóa Jonas.

Mar 18, 2018

Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?

Trước tiên: xem ở kia. Và trước tiên, phải khẳng định một điều: tất tật sử gia, từ người Việt Nam cho đến người nước ngoài, đã hoàn toàn thất bại với giai đoạn "Hà nội 47-54".

Xác định được một người ở đâu vào thời điểm nào là một chuyện, nhưng biết người đó làm những gì vào thời điểm ấy lại là một chuyện khác hẳn. Sau 1948, Nhượng Tống làm gì vào năm tiếp theo, 1949? Về cuối năm 49, Nhượng Tống sẽ bị ám sát, nhưng còn trước đó thì sao?

Mar 15, 2018

Văn Cao

Văn Cao hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tại Hà Nội (chú ý cái tủ lạnh ở hậu cảnh):


Mar 11, 2018

Trong hiệu sách (1)

Tôi không đi hiệu sách nhiều, rất ít là khác. Nhưng tôi biết những cuộc gặp ("một cuộc gặp" chứ không phải "một cuộc gặp gỡ": cuốn sách mang cái nhan đề ấy, tôi đã rất cố gắng cứu để nó được mang tên đúng, nhưng cuối cùng đã không làm được; tôi làm điều đó, cố gắng cứu, là vì cuốn sách, không phải vì những người có liên quan - con người nhiều lúc có quan trọng mấy đâu) ở hiệu sách thì có thể như thế nào. Người miêu tả một cuộc gặp như thế đúng nhất là Linda Lê, khi Antoine Sorel gặp cô gái trẻ sẽ sống cùng ông một thời gian của đau khổ, tại một hiệu sách; một chồng sách đổ ụp vì sự vụng về của nhà văn, cô gái giúp ông xếp lại nó: trong một hiệu sách, những chồng sách đổ là thảm họa của vũ trụ, nhưng cũng không nên quá lo lắng, đó hoàn toàn cũng có thể là cách để những quyển sách tập thể dục; đấy là một đoạn về cuối tiểu thuyết OEuvres vives, tức là, trong tiếng Việt, Chìm xuống).

Mar 8, 2018

Ít sách mới

Sách mới, nếu muốn nhiều thì nhiều được ngay, nhưng nếu thế thì khác gì goodreads? mà goodreads nghĩa là gì? nghĩa là cuộc trưng bày khổng lồ của sự không biết đọc. Tất tần tật.

Trước tiên, xem ở kia. Và vì muốn ít (chứ không phải nhiều), tôi chỉ nói đến một loại sách mới duy nhất, loại sách thuộc vào category của cái chữ ngay bên dưới nhan đề cuốn sách dưới đây, tức là chữ "inédit":


Mar 7, 2018

Maiakovski ở Việt Nam

Trước tiên, xem ở kia.

Maiakovski ở Việt Nam thì như thế nào? có thể như thế nào? tôi cũng muốn bắt đầu quy hoạch lại những gì thuộc về "ABC XYZ ở Việt Nam", xem các đường link ở phía dưới cùng.

Tôi thử lược lại một câu chuyện, liên quan chỉ đến một nhân vật, một nhà thơ. Suốt một thời gian dài, dường như Maiakovski chính là nhà thơ nước ngoài có sự hiện diện mạnh mẽ nhất tại Việt Nam, cùng Pablo Neruda.

Mar 4, 2018

Thơ: Đêm lay, Henri Michaux

Henri Michaux (xem ở kia, nhất là bức ảnh cuối cùng), cùng Baudelaire thuộc vào những người bắn phá nước Bỉ một cách kinh khiếp nhất; nhưng dẫu sao Baudelaire cũng là người nước ngoài, còn Michaux đích thực là người Bỉ: đọc tiểu sử Henri Michaux, có thể biết khi còn rất trẻ, Michaux chạy trốn khỏi Bỉ, cái nơi những cái cây đối với Michaux giống như lũ người cụt chân (cái đất nước mà Jacques Brel miêu tả "le plat pays qui est le mien").

Khi Michaux chết, đám tang Michaux được quy định rất rõ ràng: chỉ vài người được có mặt (trong số ấy, Cioran); đặc biệt, Michaux tuyệt đối cấm không một ai, bất kỳ ai trong gia đình mình được phép dự đám tang. Đó là Henri Michaux.

Mar 3, 2018

Poésies

Poésies, một "collection", một "bibliothèque", một "tủ sách":