Apr 24, 2018

Lại Chùa Đàn

trước tiên: xem ở kia

(chuyên đề của riêng tôi về Nguyễn Tuân sẽ rất dài, có lẽ dài hơn bất kỳ ai có thể tưởng, thậm chí tôi còn chưa hình dung nổi sẽ dài đến mức nào; nhưng làm gì có cách nào khác nếu muốn đi qua vực thẳm?)

tôi bắt đầu - trong cuộc nhìn vào thực tại của Hà Nội từ 1947 đến 1954 (cái đoạn mà không một sử gia nào sờ vào được, nhất là Messieurs EFEO) - lùi ra xa: tôi nhìn Hà Nội từ phía Nam

Cuộc Nam tiến thế kỷ 20 (cần quay trở lại với câu chuyện ở kia) tại Việt Nam không bắt đầu từ khi người Mỹ bắt đầu can thiệp, mà điểm khởi phát (kịch phát) phải là 19 tháng Chạp năm 1946. Và trong đó, thật ra nhân vật nào giống như Gia Dũ Hoàng đế Nguyễn Hoàng? Lê Văn Văng ông chủ nhà xuất bản Tân Việt trở lại vào Nam chính xác thời điểm nào? (tôi sẽ - rất sớm - quay trở lại với riêng câu chuyện chuyển động của Lê Văn Văng).

Đổ nát - và sụp đổ - là chủ đề của quãng thời gian này. Mọi thứ bắt đầu nhúc nhích (báo hiệu cho cuộc sụp đổ) từ Tố Tâm. Sụp đổ thật: bắt đầu là Lan Hữu, mười lăm năm sau cuốn tiểu thuyết đầy vô ý của Hoàng Ngọc Phách (Hoàng Ngọc Phách sẽ trải qua đoạn cuối ở một nơi chưa chắc đã nhiều người biết: Viện Văn học Hà Nội - đây là cơ hội để một đồng nghiệp trẻ tuổi có một cuốn sách, đồng nghiệp ấy chính là Nguyễn Huệ Chi, một nhân vật bỗng trở nên cấp tiến), kết thúc là Thanh Đức. Và Chùa Đàn của Nguyễn Tuân là chứng nhận chung quyết. Đó là năm 1946. 1940 rồi 1943 rồi 1946 của ba cuốn tiểu thuyết vừa xong: nhịp đã được tìm thấy, và trở nên rất đều.

Nguyễn Tuân rơi vào - gì nhỉ? - vào một cơn chóng mặt (về "chóng mặt" và cả về "hạnh phúc": cf. một cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera), mà biểu hiện lại không thực sự rõ trong Chùa Đàn như ấn bản mà ta biết; nó biểu hiện rất rõ nét trong truyện ngắn ở kia, khi mà Nguyễn Tuân vẫn còn đang loay hoay viết cuốn tiểu thuyết.

Sẽ không ai nhầm khi nhìn thấy ở Chùa Đàn một cái gì đó rất khủng khiếp: ở quãng thời gian ấy, tình cảnh giống phong cảnh cả một vùng rộng lớn miền Nam không có ngọn núi nào khác ngoài núi Bà Đen: Chùa Đàn của quãng 46 là núi Bà Đen. Nó cao vút lên, và do đó, nó sâu. Có núi thì mới có vực thẳm. Nhìn vực thẳm (Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai etc.), ta cần phải hiểu đó là một biểu hiện của đứt gãy thực tại.

Hồi ứng vực thẳm sẽ xuất hiện (ở phía bên kia vực thẳm) rất mau chóng: Đêm giã từ Hà Nội của Mai Thảo, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, Cũng đành của Dương Nghiễm Mậu (trong số ấy, Mai Thảo hồi đáp vực thẳm Nguyễn Tuân mạnh mẽ đến mức rơi luôn xuống đó, chỉ ngoi lên được ở Ta thấy hình ta những miếu đền). Đó chưa phải là mọi hồi ứng, mọi vọng âm: tôi sẽ còn quay trở lại kỹ lưỡng với điều này.


Khái Hưng ngay lập tức nhìn ra Chùa Đàn. Không lâu sau đó, một chứng nhận nữa, lần này từ Sài Gòn:


(một nhà xuất bản mà ngày nay chắc hẳn không ai còn biết: chúng ta thiếu hoàn toàn một lịch sử xuất bản; gần đây có vụ gì đó liên quan đến nhà xuất bản Mai Lĩnh, cộng thêm một cuốn sách trước đây cùng về nhà xuất bản Mai Lĩnh, nhưng rất vớ vẩn)



Ấn bản 1949. Tam Ích và Thê Húc (cùng Thiên Giang) sau đó một thời gian ngắn sẽ còn xuất hiện nhiều hơn (về Tam Ích xem ở kia). Triều Sơn (đừng nhầm với Triều Đẩu) là một nhân vật yểu mệnh (Tam Ích thì tự sát). Tôi sẽ còn quay trở lại với nhóm này.

Thê Húc:





Bài viết trên đây là một miêu tả tổng quát giai đoạn ấy. Nó có một cái nhìn từ xa, cộng với một nỗ lực (nữa) về cải cách tiếng Việt.

Nhưng tại sao người ta cứ nhặng lên về chuyện cải cách tiếng Việt nhỉ? Nếu muốn, tôi sẽ trưng bày ít nhất ba mươi lần như vậy (một ví dụ ngắn gọn, xem ở kia). Đây là một điều cứ một thời gian lại lặp lại, theo một nhịp nhất định. Tại sao lại thế? Tôi sẽ còn trở lại.

Người ta cũng lại nhặng lên về chuyện phê phán từ điển. Nhưng phê phán từ điển cũng giống hệt "cải cách tiếng Việt": có gì đâu mà lạ? (và có ý nghĩa gì? chẳng có ý nghĩa gì ngoài sự nhặng lên, nhất là của đám nhà báo ngu dốt). Nếu muốn nhìn vào câu chuyện ấy thì phải lần ngược lên đến tận một nhân vật giờ đây chẳng còn ai biết mấy: Nguyễn Văn Tố. Tôi sẽ còn quay trở lại: phê phán từ điển kiểu các ngôi sao của tờ tạp chí tabloid Kiến thức ngày nay là một trò vớ vẩn, cùng chuỗi với những Lê Ngọc Trụ thời trước, có gì liên quan đến tiếng Việt đâu? Đó không phải là nghiên cứu học thuật quái gì cả, đó là cảnh sát. Mà từ điển nào tệ hại nhất? Để tôi nói cho: tệ hại ở mức vét đĩa nhất chính là các từ điển của Trương Vĩnh Ký, món hàng đắt giá ngày nay của giới sưu tầm sách Việt Nam: nhưng giới sưu tầm sách toàn nâng niu những thứ vớ vẩn đấy chứ - và có đọc bao giờ đâu; đọc thì cũng chẳng hiểu.


Bài dưới đây của Thê Húc liên quan thẳng đến chủ đề chúng ta đang quan tâm: Thê Húc bình luận Chùa Đàn của Nguyễn Tuân.






(hình ảnh trong bài này: courtesy of PTV)



Nguyễn Tuân:

Nguyễn Tuân không
Khái Hưng Nguyễn Tuân
Văn chương Nguyễn Tuân: hai khía cạnh
Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp nữa)
Chateaubriand
Chùa Đàn
Nguyễn Tuân đọc Kiều
Cát bụi chân ai
Khái Hưng vs Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân đọc sách (tiếp)
Nguyễn Tuân đọc sách
Một truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Văn chương của đứt đoạn
Tâm sự của nước độc




Hà Nội từ 1947 đến 1954:

Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946

11 comments:

  1. aha các nhà sưu tầm nên thỉnh thoảng làm cuộc trình chiếu như này thì mới thành "công cuộc" được :P
    cái lâuđài ngàymai chótvót toàn là chưa mới xót.
    một cảnh tàn-phá-không-hứa-hẹn.

    ReplyDelete
  2. bắt đầu nổi lên các "điểm tụ", trong số đó Chùa Đàn là một hiển nhiên

    cảm hứng ở đây là cách nhìn Baudelaire của một nhân vật đặc biệt: Benjamin Fondane

    ReplyDelete
  3. Tại anh chưa biết chứ trong giới sưu tầm sách Việt Nam có anh Hoài Nam, có nhiều sách hay và chịu khó đọc. Anh Nam cũng có sáng tác, truyện của anh được thầy Du Tử Lê đánh giá rất cao. Anh chưa gặp anh ấy mà đã đưa ra nhận định rằng giới sưu tầm sách không đọc bao giờ thì hơi vội.

    TM

    ReplyDelete
  4. cheoreo tuyệt vời, gặp rồi chứ, sao lại chưa, hai bên kính cẩn tặng sách nhau nữa mà

    ReplyDelete
  5. Trời, các anh quen nhau sao trời! Người giỏi tìm đến với nhau thật đáng quý!

    TM

    ReplyDelete
  6. chỉ cheoreo mới giỏi thôi, không phải cả hai đều giỏi đâu, đừng nhầm đừng nhầm, gặp ở Hà Nội gần chỗ con rùa mốc luôn đó

    ReplyDelete
  7. cheoreo là làm gì vậy anh?

    TM

    ReplyDelete
  8. khi cheoreo mới xuất hiện, thị trường sách xưa có hiện tượng bị thổi giá :))

    ReplyDelete
  9. ơ thế à

    khủng khiếp thế

    ReplyDelete
  10. Đọc còm của các anh em vẫn chưa hiểu cheoreo là cái gì? Mong các anh chỉ giáo.

    TM

    ReplyDelete
    Replies
    1. thêm từ khóa "sachxua" bác nhé!

      Delete