Jul 10, 2021

Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt B): chơi

"Chỉ được phép nghiêm túc trong khi làm một việc: chơi. Phải tuyệt đối tránh chất chồng đủ mọi loại nghiêm túc lên nhau."

(Etdung Kaovi, n. XVII)


Trong Kiều, từ "chơi" đầu tiên xuất hiện trong "chơi xuân" (Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân), nhưng từ "chơi" quan trọng (quan trọng vì bắt đầu cho thấy nếu không phải toàn bộ thì cũng một phần lớn bầu khí hậu ấy) nằm trong câu "Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi" (trong một đoạn mà ai cũng biết - nhưng nếu còn chưa biết thì: khi Vương Quan kể câu chuyện về Đạm Tiên, vào lúc mấy chị em đứng trước nấm mồ "sè sè nấm đất").





(tiếp tục "gọi tên, đặt tên", "(một người) Tommaso Landolfi""ever and anon", về văn chương Herman Melville)



"Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt A)", nhưng cũng xem "Thơ Mới: cấu trúc"



Kịch Thần (Dante)
Sử ký (Tư Mã Thiên)
Kiều: trưng bày
Con đường Nguyễn Du
Đinh Hùng và Nguyễn Du
Kiều Trương Vĩnh Ký
Hồ Xuân Hương
Một mình Kiều
Vẫn là Kiều
Không chỉ Kiều
Kiều
Thơ Đinh Hùng: hai thế giới
Cung oán
Chinh phụ
Mai đình mộng ký
Nguyễn Công Trứ


5 comments:

  1. Bác chơi cho liễu chán hoa chê luôn đi, cứ lên tí một thế này mất công đợi lắm.

    ReplyDelete
  2. Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt A). Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt B) nghe ra Cơn bão- Shakespeare: Tờ thứ nhất, Scene I. Tờ thứ nhất, Scene II

    ReplyDelete
  3. Sè sè một nấm đất hình đĩa bay có ngày đã “fly to the moon” thám hiểm vũ trụ theo gót anh Captain Jim T Kirk, xem mặt trăng và các mặt khác nó ra làm sao. Sau đó có “một nấm” khác được vun cao lên hơn một tí theo hình cái bánh bao hoặc bánh Ú sẽ tiếp tục lên đường... Vậy mà ông Trịnh Công Sơn lại thất chí “Đi đâu cho đời mỏi mệt” Nhưng các nhà thám hiểm vẫn không ngừng tìm cách bay đi, tìm đường cứu... trái đất (?)
    Nhị Linh đi vào văn chương sau khi đã học xong Kinh tế Ngoại thương. Sau một thời gian ngắn đã thâu tóm sự đọc rồi, thì sẽ làm cái gì nhỉ? Cho học (đầu vô) mà không cho in sách (đầu ra) thì đó là chương trình học kiểu gì nhỉ? Chẳng lẽ cứ blogging hoài thí chán quá.
    — GC

    ReplyDelete
  4. Nhị Linh uyên bác tiếng Việt cho tôi hỏi một thắc mắc lùng bùng trong đầu tôi: trong tiếng Việt hai từ “Tôi” và “Tớ” là từ ai cũng biết và hiểu rồi. “Tôi tên là...” / “Tớ nói cậu nghe nhé...” đang ngon lành, cao cách điệu vậy, không hiểu vì sao tự nhiên chuyển qua làm “tôi” làm “tớ”, “tôi tớ” đó thì thôi rồi, ai cũng hiểu nốt. Tại sao lại có sự lạ kỳ như vậy, xin Đại Nhân vui lòng giải thích cho tôi tớ này được hiểu. Cảm ơn nhiều.
    - Không Có Tên được không?

    ReplyDelete