Hoàng Công Khanh Hồ Dzếnh Nghiêm Xuân Thiện Trúc Khê (Ngô Văn Triện) Nguyễn Ngọc Kha Nghiêm Xuân Huyến Tùng Lâm Lê Cương Phụng Dương Bá Trạc Nguyễn Khánh Đàm Đoàn Thị Điểm Cao Hải Hà Phan Huy Đường Tạ Thu Thâu Nguyễn Triệu Luật Bùi Cẩm Chương Đỗ Đình Thạch Lưu Quang Vũ Lê Văn Thiện Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
Apr 13, 2022
Phan Thế Hồng
Quyển Nerval bỗng xuất hiện, thế là collection Nerval của tôi lại tăng thêm.
Và tôi sẽ viết về một người mà tôi không quen. Chỉ còn lại vài dấu vết.
Không quen? Thật ra thì không phải, không hoàn toàn
(cũng từng có lúc tôi nhắc đến Phan Thế Hồng)
cho nên, khi một chồng sách (một lô) mà tôi tình cờ gặp phải cho tôi thấy là chúng từng là sách của Phan Thế Hồng, tôi đã nhận lấy luôn (coi như là giữ hộ). Quyển Nerval trên đây thuộc vào số những quyển sách ấy. Chuyện xảy ra cách đây đã vài năm.
Nhưng không phải lúc nào tôi cũng như thế, tức là có cảm giác là tôi sẽ giữ hộ - một vài mảnh nào đó (mà trong hình dung của tôi, rất giống những mảnh tàu đắm: épaves d'un naufrage), tuy tôi từng nhiều lần rơi vào trường hợp tương tự: bỗng thấy ở trước mặt một đống sách (có lúc, rất nhiều, thực sự nhiều, có lúc chỉ dăm ba, khi lại chỉ độc nhất một - số đơn vị không nhiều ý nghĩa cho lắm). Cách đây (cũng) mấy năm tôi rơi vào (tôi rất hay rơi vào, rất có thể tôi chẳng làm gì khác, ngoài rơi vào) một chồng (to tướng) những quyển sách từng ở trong nhà Lê Đạt. Tôi vẫn lấy (sạch), nhưng không có cảm giác là mình làm cái việc kia (giữ hộ - ít nhất là một đoạn thời gian, trước khi lại xảy ra một naufrage, từ đó lại bắn đi các épave: ít có gì giúp ta hiểu về sự phù du - của mọi thứ - như vậy).
Lần đó (lần LĐ), sau khi giở vài quyển ra (mất chưa đầy ba mươi giây), nhận ra nguồn gốc của nó, thì tôi chẳng xem nữa. Tôi tỏ ra hờ hững, không mặn mà gì, coi như đó chỉ là một đống sách cũ. Cũng không khó để tỏ ra hờ hững, khi mà người ta hờ hững thật. Nhưng với những quyển sách của Phan Thế Hồng, thì khác: ít nhất là tôi được thong thả hơn nhiều, chứ không phải một cuộc mau mau chóng chóng trả tiền rồi cầm đi (trong lòng dẫu sao cũng có chút lo lắng, nhỡ người bán bất thần nhận ra manh mối nào đó, lấy ấy làm cái cớ để đẩy giá lên: rất phiền, etc.).
Cả Lê Đạt lẫn Phan Thế Hồng, tôi đều từng gặp một lần duy nhất (đều đã rất lâu: du plus loin de l'oubli, Stefan George); chắc hẳn điều đó - tức là từng gặp, cho dù chỉ một lần duy nhất, hoặc cũng có thể chính vì như thế - giải thích cho việc về sau tôi sẽ bắt gặp những épave.
Gặp? nhưng cũng - lại không hẳn. Nói đúng hơn, tôi từng nhìn thấy Phan Thế Hồng một lần. Phan Thế Hồng ngồi trên một cái đi văng; trong phòng có đông người, nhưng thấy ngay, Phan Thế Hồng không liên quan, cả một rào chắn, hoặc cũng có thể là hào sâu, ngăn cách với xung quanh. Cái đó được tạo nên từ khói, rất nhiều khói, bốc lên từ những điếu thuốc lá không ngừng cháy, nhưng nhất là từ một dáng điệu khắc khổ, nếu không muốn nói là sự khổ hạnh, của một người mà chỉ cần nhìn thoáng qua ta đã có thể chắc chắn, là tuy vẫn còn ở đây, nhưng thật ra đã xa lắm rồi. Một hiện diện vắng mặt, tuy vẫn ở trong một acte de la présence (Paul Claudel) nhưng thể động của hiện diện ấy đang mờ dần, loãng dần đi, quá trình không thể đảo ngược. Hồi ấy, tôi còn chưa tròn hai mươi tuổi, lẽ dĩ nhiên tôi không dám lại gần một người (một hình ảnh) như thế.
Labels:
phan-the-hong
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
làm sao để có những rơi vào như anh?
ReplyDelete