Dec 19, 2019

Mắt nắng quáng

Những ngày hết năm nóng nảy, tôi nhận được cuốn tiểu thuyết mới nhất của Patrick Modiano:


(về cuốn tiểu thuyết ngay trước, xem ởkia)

Như vậy là, cuối cùng, Modiano đã lấy một câu - về quên và kỷ niệm - của Maurice Blanchot làm đề từ cho tiểu thuyết của mình:


Blanchot là con người thuộc về sự im lặng. Đó cũng là người thuộc về sự quên, và sự chờ đợi (hai yếu tố sau làm nên nhan đề một cuốn sách của Blanchot, một trong những gì của Blanchot từng gây ấn tượng mạnh nhất lên tôi, nói đúng hơn, một trong những cuốn sách tôi từng đọc gây nhiều ấn tượng nhất cho tôi - có ai nhớ tôi từng nhắc đến nó ở đâu không?). Ngoài nhiều điều khác, sự xuất hiện của Blanchot trong Encre sympathique ("encre" nghĩa là "mực", mực viết ấy) như thể là đối trọng cho việc một cuốn tiểu thuyết gần đây đã tìm cách hạ sát Blanchot một cách nặng nề (xem cuốn tiểu thuyết ấy ởkia).

Một địa điểm quan trọng của Encre sympathique: rue de la Convention.


Báo Tuổi trẻ, bình luận văn chương Modiano, tuyên truyền một điều đặc biệt ngu xuẩn: một bài của tờ Tuổi trẻ nói rằng, sở dĩ Modiano hot như vậy ở Việt Nam là nhờ nương được vào trào lưu "lạc trôi", "lạc lối" hay cái gì đó tương tự.

Nhưng điều này là nhảm nhí, đơn giản vì Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối in từ trước khi có tất tật những thứ đó (nó cũng được in từ trước khi Modiano nhận giải Nobel Văn chương). Biết đâu, chuyện lại ngược hẳn, tức là chính cuốn sách rất mỏng ấy mới là nguồn gốc tạo ra trào lưu này hay trào lưu kia, etc. Ít nhất thì báo Tuổi trẻ cũng nói lung tung, chỉ những thứ liên quan đến niên đại, lịch trình của quãng thời gian rất gần đã không nắm được. Không hiếm khi báo Tuổi trẻ đưa sai thông tin. Trong các bài đọc sách, thường xuyên chỉ thấy báo Tuổi trẻ đăng những điều ngớ ngẩn. Tôi từng nhắc đến chuyện, khi tập thứ nhất À la recherche du temps perdu tiếng Việt mới in, báo Tuổi trẻ biết là không thể né tránh đã đăng một bài. Bài ấy đại diện cho sự đọc của tờ báo lớn nhất nước: không có chút khả năng đọc nào. Nhưng, cũng chính vì là tờ báo lớn nhất, Tuổi trẻ đang làm được một điều không nhỏ: tạo ra cả một bằng chứng lịch sử, cho thấy tinh thần của cả một thời đại - xem nó có thể nhão nhoét đến mức nào.

Đấy là bởi, chưa bao giờ tờ Tuổi trẻ có đến một bỉnh bút của chuyên mục đọc sách là người biết đọc. Hai ví dụ lớn: Trần Nhã Thụy và Nguyễn Danh Lam. Thế hệ trước đó cũng vậy, mà điển hình là Hồ Anh Thái. Hiện nay, nhóm bỉnh bút tiếp nối vẫn giống y chang, không hề biết đọc, thường xuyên giả vờ đọc, và tất nhiên liên tục tuyên truyền những điều nhảm nhí.

Còn các phóng viên bản báo thì sao? Cũng thế nốt - tôi muốn nói, cũng không hề biết đọc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một nhà báo về hưu từ tờ Tuổi trẻ đã trở thành một nhà nghiên cứu tay ngang sản xuất ra những thứ rất đáng sợ: Trần Nhật Vy. Trong hệ thống tờ báo ấy, có nhân vật cả đời viết truyện cười nhảm nhí (tức là chẳng buồn cười gì cả), cho đến một ngày nhân vật ấy viết tiểu thuyết (dạng tử tế), đọc rồi thì chỉ muốn thôi cứ viết truyện cười nhạt nhẽo tiếp đi cho xong.

Các phóng viên chuyên mục văn hóa của tờ Tuổi trẻ có một đặc điểm chung: luôn luôn cần giá trị cộng thêm. Tức là, người thì tỏ ra mình là người tu tập, người thì chơi trò giang hồ hào kiệt, "hào sảng" này nọ, người lại diễn vở "tôi không cần tiền" (Đinh Thúy Nga). Nhưng tại sao lại như vậy? Đấy là bởi mặc cảm. Cũng không tờ báo nào có lượng phóng viên lớn đến thế nói hai giọng: những gì họ viết trên báo hoàn toàn trái ngược với những gì họ viết trên facebook cá nhân. Thêm một lần nữa, lại là mặc cảm. Và vì sợ.


Trở lại với Patrick Modiano: đó đích xác là văn chương chống lại ảo tưởng, nỗi sợ và mặc cảm. Và nó luôn luôn đi ngược lại trông chờ, cũng như mang tới những cái nhìn đảo ngược (cái đó rất quan trọng, sự dám nhìn ngược hẳn lại).

Nắng quáng mắt chẳng hạn: đó là một chủ đề, nhỏ nhưng dai dẳng, trong bộ ba tiểu thuyết của Modiano, gồm Fleurs de ruine (Hoa của phế tích), Remise de peineChien de printemps. Trong đó hay có cảnh nhân vật bị nắng chiếu thẳng vào mắt, và bị quáng, không còn thực sự thấy rõ gì nữa. Một cảm giác rất khó chịu, tất nhiên. Nhưng có những lúc cần phải như vậy chứ, có nhiều khi, quan trọng chính là dám để cho mắt bị nắng quáng.






(đã tiếp tục bài tiện bút "Mây suối về đâu" và bài "giọng nhỏ")

12 comments:

  1. nhớ chứ heh heh cuối cùng cũng đợi được (tiện thể đợi được cả Modiano luôn)

    ReplyDelete
  2. Xuôi theo con lạch xanh xanh nho nhỏ sau “về quên và kỷ niệm” không ngờ đến được con suối maurice-blanchot dài rộng trong vắt. Si sympathique!

    ReplyDelete
  3. Hơi lạc đề chút, nhưng bao giờ thì cuốn tiếp theo của Modiano được xuất bản ở Việt Nam nhỉ bác?

    ReplyDelete
  4. ơ lẽ ra phải có rồi chứ nhỉ

    ReplyDelete
  5. «Trở lại với Patrick Modiano: đó đích xác là văn chương chống lại ảo tưởng, nỗi sợ và mặc cảm. Và nó luôn luôn đi ngược lại trông chờ, cũng như mang tới những cái nhìn đảo ngược» ngắn mà đủ như những quyển sách của Modiano.

    ReplyDelete
  6. Trào lưu lạc lối là trào lưu điển hình cho tinh thần nú vồ rít.

    ReplyDelete
  7. Trên đời không có gì sốt ruột bằng sợ sốt ruột

    ReplyDelete
  8. “có nhiều khi, quan trọng chính là dám để cho mắt bị nắng quáng” (thêm một intermezzo?)

    ReplyDelete
  9. Vẫn tiếp tục theo, biết sao được, một roman nữa L’herbe des nuits.

    «Led home into oblivion
    the sociable talk of
    our slow eyes»- Paul Celan

    ReplyDelete