"sự im lặng thì cũng giống cỏ"
Nếu không tính King Arthur cùng các hiệp sĩ thì ngoài Arthur Schopenhauer và Arthur Rimbaud, chúng ta đến với Arthur thứ ba: Arthur Schnitzler. Như vậy là tiếp tục câu chuyện văn chương Áo.
Khi Joseph Roth đến Wien, Vienna, Vienne học sau khi học ở Brody thành phố quê hương vùng Galicia và thoáng qua Lemberg (Lvov, Liv) năm 1914 thì một trong những ngôi sao lớn nhất của văn chương là Arthur Schnitzler. Schnitzler là bạn thân của Hugo von Hofmannsthal, có với Sigmund Freud một mối quan hệ vô cùng nổi tiếng, trong đó đặc biệt lừng danh bức thư Freud gửi Schnitzler thú nhận mình rất sợ gặp bác sĩ Schnitzler (bởi vì Schnitzler là một bác sĩ). Nhưng Schnitzler còn có một người bạn thân khác là Georg Brandes, nhân vật Đan Mạch sẽ sớm bước vào chuỗi "Bắc" của tôi.
Ngăn nắp và gọn gàng như một cabinet hay clinique, văn chương của Schnitzler gồm: 35 vở kịch và 58 truyện ngắn dài. Các truyện của Schnitzler làm tôi nghĩ ngay đến Tchékhov, và cách rất xa một bác sĩ viết văn khác: Mikhai Boulgakov; đối với tôi, không miêu tả nào về hoạt động của bác sĩ vượt được những câu chuyện rất ngắn Boulgakov kể về giai đoạn mình còn trẻ tuổi tại một nơi heo hút nếu không phải Siberia thì cũng ở ngay lân cận.
Tác phẩm của Schnitzler chủ yếu là novella, rất nhiều novella. Tôi tự hỏi, ngày nay đâu là tác phẩm Schnitzler vẫn còn - như người ta hay nói - "lisible" hơn cả? Rất có thể - mặc dù trông có thể kỳ quặc đến đâu - đó là Therese, một trong hai cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa của Schnitzler (cuốn còn lại là một tiểu thuyết rất fameux, Der Weg ins Freie, tiếng Anh gọi là The Road to the Open và trong tiếng Pháp mang cái tên kỳ cục Vienne au crépuscule). Therese thuộc giai đoạn rất muộn của Schnitzler, kể về cuộc đời của một cô gia sư.
Gia sư, người hầu, "dame de compagnie" etc. là cả một truyền thống lớn trong câu chuyện con người. Từng có thời các phụ nữ Thụy Sĩ (đặc biệt là từ một thành phố mà tôi quên mất rồi) xuất hiện tại mọi nơi ở châu Âu để làm người hầu. Gần đây rất nhiều phụ nữ Philippines sang Việt Nam làm công việc tương tự - dường như cái mốt ấy giờ cũng đã tàn.
Một cuốn tiểu thuyết khác về chủ đề tương tự:
Rất có thể đây là Octave Mirbeau duy nhất trong tiếng Việt.
đang Schnitzler thì lại ngả nghiêng sang Mirbeau rồi
(từ Schnitzler dạt sang Mirbeau: quả thật là quá nhiều, ít nhất là cả một octave)
Đọc Arthur Schnitzler của giai đoạn đầu tiên, có cảm giác các câu chuyện lúc nào cũng là: ngoại tình, người tình nhân nữ bỗng không thấy đến hẹn nữa, hóa ra nàng đã âm thầm chết vì bệnh, trong ngôi nhà của người chồng. Variation: người chồng sau khi vợ chết thì phát hiện những bức thư của người tình, và thế là người chồng đến gặp người tình với mục đích tại đám tang người phụ nữ sẽ chỉ có một chứ không thể cả hai (đồng thời cũng là người đầu tiên báo tin cái chết cho đối thủ) - có rất nhiều cuộc đấu súng trong các truyện của Schnitzler, cũng như rất nhiều bệnh án (không ít sự chế nhạo từng hướng vào khía cạnh này của văn chương Schnitzler, vì nhiều câu chuyện giống hệt như một "ca" bệnh lý dưới con mắt quan sát của ông bác sĩ Schnitzler). Điều đó rất tương đương như khi đọc D. H. Lawrence: bắt đầu một cuốn tiểu thuyết nào đó, sau vài trang, người ta ngao ngán nhận ra: lại thêm một (không biết đã là lần thứ bao nhiêu) cuộc tình giữa một phụ nữ bourgeois và một người đàn ông thân phận xã hội thấp hơn hẳn - và người ta gọi đó là "tự do".
Tất nhiên, Schnitzler không chỉ như vậy. Giống nhiều nhân vật thời ấy, Schnitzler viết một novella về Casanova (nhà văn một thời - khi bộ hồi ký của Casanova bắt đầu được phổ biến - đặc biệt hứng thú với nhân vật kỳ ảo ấy: ta biết rằng Márai Sándor từng viết một tiểu thuyết về épisode Bolzano). Câu chuyện của Schnitzler về Casanova không hề tầm thường: đó là khi Casanova cuối cùng đã có thể trở về Venice; trong version Casanova của Schnitzler, vẫn có duel - đấu gươm - nhưng đó là một cuộc duel nơi hai đối thủ đều cởi truồng, ít nhất cũng phải thế chứ), và nhất là có một màn quopriquo tình ái (trèo cửa sổ, đánh lừa, khoác áo choàng người khác etc.) với đối tượng là một phụ nữ: một nữ toán học gia, triết gia xuất sắc.
Không tầm thường, nên văn chương Schnitzler vẫn còn nói với chúng ta nhiều điều, và vẫn còn vươn đến thế giới của chúng ta: một sự trở lại lớn của Schnitzler, tất nhiên, là ởkia, khi Wien của đế chế Áo-Hung bỗng trở thành New York của một thứ xét cho cùng cũng tương tự, một đế quốc.
Một trong những điều từng được coi là mới mẻ (hoặc cũng có thể, "cách mạng") hơn cả ở văn chương (kỹ thuật viết văn) của Schnitzler là "độc thoại nội tâm", nhất là trong hai tác phẩm đặc biệt nổi tiếng, câu chuyện về anh trung úy Gustl (truyện ấy gây xì căng đan rất lớn, Schnitzler nhận về sự căm phẫn to lớn từ phía quân đội) và Fräulein Else. Rất giống không ít (phần lớn thì đúng hơn) những tác phẩm văn chương từng lừng danh về phương diện ấy (Joyce, Woolf - chỉ kể những cái tên to nhất), giờ đọc "Gustl" và "Else" của Schnitzler thấy rất dở: không phải vì chúng tạo ra một sự phức tạp (không cần thiết - như mọi sự phức tạp) mà chính xác ngược lại, vì chúng quá đơn giản (và đơn điệu, pour tout dire). Cũng như Joyce, Schnitzler tìm ra nguồn cảm hứng cho "độc thoại nội tâm" từ một tác phẩm bị lãng quên vào thời đó (tuy tác giả vẫn sống), Les Laurieres sont coupés của Édouard Dujardin.
(còn nữa)
(đã tiếp tục:
"thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ"
"Trong lúc đọc Sainte-Beuve (1)"
"Muniu Faktisch" về Joseph Roth)
Fever Forever
ReplyDeleteNào. Paul Dujardin nào ở đây?
ReplyDeletethree is not a lucky number then, "they say come in threes"
ReplyDeleteở đây thì dễ đoán: lúc đó đang bận xem cuộc đời Chestov, có đoạn đến chỗ Pontigny, mà Pontigny thì gắn liền với Paul Desjardins
pha Modiano lần trước (Les Inconnues) cũng là... nhìn ra đấy nhé ;) vì có thú vui tao nhã là vào wiki của Modiano mà ;) nhưng cuối cùng lại "yellow submarine" Cùng lúc với "Những kỉ niệm ngủ" Modiano còn cho ra một vở kịch nữa nhưng không thấy NL nhắc nhỉ?
ReplyDeleteĐây là con gái của Modiano hát, phần lời do ông ấy viết, dù không hiểu một từ tiếng Pháp nhưng vẫn cố :v
https://mariemodiano.bandcamp.com/track/le-chien-noir-du-chagrin
Mong một ngày được thấy sự hiện hữu của cả 3 Arthur Schnitzler, Stefan George và Hofmannsthal ở vn
ReplyDeletetạm thời học tiếng mà đọc đi chứ đợi NL còn lâu hơn, đến lúc đó có khi chẳng còn minh mẫn mà đọc
Deletechạm được tên 3 tác giả này có khi còn khó hơn cả học tiếng ấy chứ
Deletehảo khuyên ("gần" bằng hảo khuyển)
ReplyDeletenhưng như thế nào là "hiện hữu"? đây không phải là hiện hữu à?
http://nhilinhblog.blogspot.com/2018/12/hofmannsthal-lord-chandos.html
http://nhilinhblog.blogspot.com/2019/10/nhung-duong-di-va-nhung-gap.html
nhưng sao lại "khuyển"?
Delete(lại "gần" bằng hảo khiển)
Deleteđây là đang nói bằng điển tích, và không hề là "chửi"
ReplyDelete