vậy là, tiếp tục Baudelaire, và sau "một a, một b" thì giờ tới "một c, một d"
còn cái đó, thì
(đã viết nốt "đề tặng")
Một cái như thế này:
Ở đây, Baudelaire đang làm một việc: đọc bản in thử (épreuve), ghi vào đó các sửa chữa muốn được thực hiện. Xong xuôi rồi, thì ký tên, kèm "Bon à tirer" rồi gửi (lại) chi nhà xuất bản: có bản này rồi, thì đã có thể "in" (tirer: sự in là tirage, lại thêm một từ phiên âm phổ biến nữa, "tia ra", lượng in, số bản in - exemplaire, copy).
Và đây là trang đề tặng (nhân đang nói chuyện đề tặng): như ai cũng đã biết, người được Baudelaire đề tặng tập thơ Les Fleurs du Mal là Théophile Gautier.
Vì Baudelaire viết sổ, nên thử xem có gì trong đó:
Cũng có (những) lúc Baudelaire viết tiểu sử bản thân, hay nói đúng hơn, cung cấp các thông tin về tiểu sử:
(xem những trang-những tờ trên đây thì có thể thấy, ban đầu Baudelaire hình dung tập thơ của mình tên là Les Limbes, rồi dần dần mới trở thành Les Fleurs du Mal)
Khi đặt tên là "một c, một d", thì chẳng có gì ngăn cản ta đẩy thêm một tí chút, thành "một c, một d và một e": câu hỏi ở đây là, Baudelaire có viết truyện không? Có, Baudelaire có viết truyện. Dưới đây là một truyện trong số đó.
Bài học của đồ chơi
[bài học: morale, mo-ran: giống như hồi còn bé đi học cô giáo hay bảo, bài học của câu chuyện là, bài học rút ra từ đây là, vì trong một hình dung nhất định, các câu chuyện chỉ có nghĩa khi chúng có ý nghĩa, tức là có mo-ran, có luân lý, từ đó mà có "Luân lý giáo khoa thư", etc]
Cách đây đã nhiều năm - bao nhiêu? làm sao tôi biết được; chuyện này xảy ra vào quãng thời gian mây mù của tuổi nhỏ xíu - tôi được mẹ tôi dẫn đến chơi nhà một dame Panckoucke [đây là họ của một nhân vật lớn của lịch sử in ấn]. Đấy là mẹ, vợ, hay em dâu của Panckoucke hiện nay? Tôi không biết. Tôi còn nhớ rằng đó là tại một dinh thự rất yên bình, một trong các dinh thự nơi cỏ mọc xanh um những góc sân, ở một phố im lìm, phố Poitevins. Ngôi nhà ấy được coi là hết sức hiếu khách, và vào một số ngày nó trở nên sáng lung linh và ồn ào. Tôi từng nghe nói rất nhiều về một vũ hội hóa trang nơi M. Alexandre Dumas, mà khi đó người ta hay gọi là tác giả trẻ tuổi của Henry III [đây là ông bố, không phải ông con], gây hiệu ứng lớn, với Mlle Élisa Mercoeur khoác tay, giả làm thị đồng.
Tôi còn nhớ rất rõ là dame ấy vận đồ nhung và lông thú. Được một lúc, bà nói: "Đây là một cậu bé mà tôi muốn tặng cho một cái gì đó, để cậu ta sẽ nhớ đến tôi về sau." Bà cầm tay tôi và chúng tôi băng ngang nhiều căn phòng; rồi bà mở cửa một phòng nơi bày ra một cảnh tượng ngoạn mục và thực sự thần tiên. Không nhìn được những bức tường, vì chúng phủ kín các món đồ chơi. Trần nhà biến mất đi dưới một bừng nổ của những đồ chơi treo trên đó như các băng nhũ tuyệt diệu. Sàn thì chỉ có độc một lối đi hẹp đủ chỗ đặt chân. Ở đó có một thế giới đồ chơi thuộc đủ mọi loại, từ những gì đắt nhất cho tới những gì khiêm nhường nhất, từ những gì giản dị nhất cho tới những gì phức tạp nhất.
"Đây, bà nói, là kho báu của bọn trẻ con. Tôi có một ngân quỹ dành cho việc này, và khi nào một cậu bé ngoan tới gặp tôi, tôi dẫn cậu ta đến đây, để cậu ta lấy một món xu vơ nia về tôi. Chọn đi."
Với sự nhậm lẹ đáng ngưỡng mộ và bừng sáng vốn dĩ là thứ đặc trưng hóa cho lũ trẻ con, ở chúng ham muốn, sự suy tính cùng hành động có thể nói chỉ là một năng lực, thông qua đó chúng tự phân biệt mình với đám người lớn suy thoái, nơi bọn họ, ngược lại, sự suy tính ăn mất gần như toàn bộ thời gian - ngay tức thì tôi vồ lấy món đẹp nhất, đắt nhất, chóe nhất, tươi tắn nhất, kỳ quặc nhất trong số các đồ chơi ở đó. Mẹ tôi kêu toáng lên vì sự thiếu ý tứ của tôi và nhất quyết phản đối không cho tôi mang nó đi. Bà muốn tôi hài lòng với một thứ đồ vật tầm thường vô tận. Nhưng tôi không thể nhất trí với điều đó và, nhằm thỏa thuận cho xong, tôi nhận nhục chọn lấy một món thuộc loại juste-milieu [very Aristote].
Tôi từng thường nảy ra phăng te di được quen biết tất tật các cậu bé ngoan, những người, giờ đây đã băng qua một phần lớn của cái cuộc đời tàn nhẫn, từ lâu điều khiển một cái gì khác chứ không phải những đồ chơi, mà tuổi thơ vô tư lự xưa kia từng nhón được một xu vơ nia nơi kho báu của Mme Panckoucke.
Cuộc phiêu lưu đó gây ra việc tôi không thể dừng lại trước một hiệu bán đồ chơi và đưa mắt đi dạo trong đống hổ lốn nhằng nhịt các hình thức kỳ quặc của chúng cùng những màu tản mát của chúng, mà không nghĩ tới dame ấy, mặc đồ nhung và lông thú, nhân vật hiện ra trước tôi như Bà Tiên đồ chơi.
Vả lại tôi đã giữ một tình trìu mến lâu dài và một niềm ngưỡng mộ đầy lý trí đối với cái bà điêu khắc gia dị thường ấy, người, nhờ sự sạch sẽ sáng bóng lên, sự rực gây quáng mắt của các màu, bạo lực trong cử chỉ và sự cả quyết trong dáng dấp, trình hiện thật rõ các ý của tuổi thơ về vẻ đẹp. Có, ở một cửa hàng bán đồ chơi lớn, một sự vui tươi ngoạn mục, thứ biến nó trở nên đáng thích hơn so với một căn hộ bourgeois. Chẳng phải toàn bộ cuộc đời được thu lại nhỏ xíu đều ở trong đó, và sặc sỡ hơn, được cọ rửa và bừng sáng hơn cuộc đời thực? Tại đó người ta nom thấy những khu vườn, các nhà hát, những thứ phục trang đẹp, các con mắt thuần khiết như kim cương, những cái má được châm lửa lên bởi son phấn, rồi thì đăng ten quyến rũ, xe cộ, tàu ngựa, chuồng thú, lũ say xỉn, đám lang băm, chủ ngân hàng, diễn viên, polichinelle giống pháo hoa, các căn bếp, và những đội quân đầy đủ, hết sức kỷ luật, với kỵ binh và pháo binh.
Tất tật bọn trẻ con đều nói chuyện với các đồ chơi của chúng; những món đồ chơi trở thành các diễn viên trong vở kịch lớn của cuộc đời, bị thu nhỏ lại bởi căn phòng đen trong bộ óc bé nhỏ của chúng. Thông qua các trò chơi của mình bọn trẻ con cho thấy năng lực lớn về trừu tượng và quyền năng tưởng tượng cao vời. Chúng chơi mà không cần các thứ đồ chơi.
tìm ra được cái này thì quá kinh khủng
ReplyDeletevì mấy chỗ [ — ] mà nhiều lúc đọc bản dịch tươi thích hơn
ReplyDeleteChuyện phiên âm: toa thuốc và toa tàu/xe chắc cũng; có cùng toa không ạ?
ReplyDelete