Jul 18, 2017

Linda Lê, năm nay, 2017

Cuốn tiểu thuyết mới của Linda Lê:


Thêm một lần nữa, giống như năm 2012 và năm 2016, tôi không nghĩ ra một cái nhan đề post nào khác, đây đã là lần thứ ba "Linda Lê, năm nay".

Héroïnes vừa được in, trong khi tại Việt Nam ba bản dịch đang chuẩn bị xuất hiện. Cũng giống vài lần khác, Linda Lê cho xuất bản cùng lúc một tiểu thuyết và một tập tiểu luận. Chắc ta sẽ sớm có thể nói đến tập tiểu luận mới. Dường như tôi đã nói đến tất cả các tập tiểu luận của Linda Lê, nhất là Le Complexe de CalibanPar ailleurs (exils).

Héroïnes là một cuốn tiểu thuyết rực rỡ. Nó sáng, rất sáng, một màu lạ, mà bức tranh của Goya được chọn làm bìa sách nói lên rất rõ. Chỉ có ánh sáng đích thực nếu có một bề dày của bóng tối.

Héroïnes đặt lại vấn đề Việt Nam. Việt Nam là gì? Đối với những người sinh ra ở nước ngoài, trong các khoảng diaspora khác nhau, nhất là những người sinh sau 1975, Việt Nam có thể là gì? Việt Nam, đối với những người bị chấn thương tâm lý do suốt hồi nhỏ phải có mặt ở những bữa ăn gia đình ngày Chủ nhật (rất đông) trong đó chỉ vài câu chuyện lặp đi lặp lại suốt năm suốt tháng, về những điều mà những đứa trẻ không thực sự hình dung được, đối với những người biết rất rõ giấc mơ của người lưu đày, người sống bên ngoài, thấy mình mở miệng nói nhưng không biết ngôn ngữ nào sẽ bay ra, và rốt cuộc không thể nói được điều gì, đối với những người như thế, mà trong Héroïnes là V. (một thanh niên ngoài hai mươi tuổi đã có vài cuộc tình với phụ nữ thuộc nhiều lứa tuổi, định viết một luận án tiến sĩ văn chương về Kafka nhưng rồi bỏ dở), Việt Nam, mà họ chối bỏ khôn nguôi, rồi khi không chối bỏ được nữa tìm cách tiếp cận nhưng ban đầu bao giờ cũng đi theo các ngả đường vòng (qua Trung Quốc, qua Nhật Bản etc.), trong sự ngây thơ của tuổi trẻ, và mãi cho đến lúc sự ngây thơ này bị bào mòn đi không ít thì nhiều, họ mới lờ mờ hình dung được: Việt Nam là một hố đen, một vực thẳm; câu hỏi chỉ còn lại là, có nhảy xuống vực hay không, ở lại trên miệng vực chưa chắc đã là sống, và đã tới lúc không còn bất kỳ nơi nào khác để đi, vực thẳm thì hút con người.

Cuốn tiểu thuyết của Linda Lê động tới một trong vài điều thực sự nằm trong trung tâm cuộc sống diaspora Việt Nam: nhạc boléro.

Tiểu thuyết nói những điều mà không một cách thức diễn đạt nào khác có thể nói được. Chỉ có tiểu thuyết khi điều này xuất hiện. Héroïnes bước vào những khoảng không thể thăm dò, và như thể mang một châm ngôn bao trùm: "hãy ở trong bóng tối". Hãy thực sự ở trong bóng tối, bởi vì chỉ khi ấy, rất có thể, mới có ánh sáng.

Một độc giả của Linda Lê trong khi đọc một cuốn tiểu thuyết như Héroïnes, ngoài nhiều điều khác, sẽ tự hỏi ngầm bên dưới, giọng nói nào sẽ định giọng và tạo nhịp cho tác phẩm. Ở Héroïnes, đó là Thomas Bernhard, và cụ thể hơn, đó là Auslöschung của Bernhard.

Và bộ khung của cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về hai người viết thư cho nhau (xem thêm bài "Sức mạnh của sự vắng" dưới đây, tiểu luận này được viết cùng lúc với cuốn tiểu thuyết): "V. et sa correspondante avaient commencé à s'écrire durant les premières années du XXIe siècle. Au début, leurs échanges tournaient essentiellement autour de la célèbre chanteuse vietnamienne qui, au lendemain de la capitulation de Saigon, le 30 avril 1975, s'était exilée (enfuie) aux États-Unis puis en France."



NB. đã thêm một đoạn dài bản dịch "Gặp lại" của Thomas Bernhard



Phân tích một chương Oeuvres vives (chương Judith Altmann)
Linda Lê: một chương (Oeuvres vives)
Sức mạnh của sự vắng
Marina Tsvetaieva
Linda Lê, năm nay (2016)
Par ailleurs (exils)
Lame de fond
Linda Lê, năm nay (2012)
Trò chuyện với Linda Lê
À l'enfant que je n'aurai pas
Dịch giả Nguyễn Khánh Long

Viết văn và mặc cảm Caliban
In memoriam
Cronos
Au fond de l'Inconnu pour trouver du nouveau
"Pour saluer Cioran"
Lại chơi với lửa

12 comments:

  1. if it's good, why change it?

    ReplyDelete
  2. Lần sau nên đổi thành Linda Le, [insert year]

    ReplyDelete
  3. "Và bộ khung của cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về hai người viết thư cho nhau". Hỏi rất liên quan quan: Liệu có phải là? :p

    ReplyDelete
  4. đặc biệt, cuốn tiểu thuyết nhắc không ít đến một nhân vật lịch sử Việt Nam: tướng Nguyễn Cao Kỳ

    ReplyDelete
  5. bà này viết nhiều cái rất khó hiểu

    ReplyDelete
  6. dùng từ "này" như thế này khả năng cao là thấy cái gì cũng khó hiểu rồi

    ReplyDelete
  7. Đợi mãi rồi, có đúng là năm nay sách Linda Lê ra không?

    ReplyDelete
  8. Blog Nhị Linh thì gì cũng hay trừ mấy tin thông báo ra sách, thường là báo năm này tới 2 năm sau mới ra :))

    ReplyDelete
  9. nhưng như thế thì thực sự có vấn đề gì không?

    ReplyDelete
  10. à, hình như lâu nay đã bỏ mục sách mới

    ReplyDelete
  11. sợ nhất là gặp mấy quả cóc cụ cái gì cũng biết này đấy

    ReplyDelete
  12. cái bìa sách (tranh) này trông tuyệt vọng. vùng "sáng" kia trông cứ xa như ánh sáng của Chúa í.
    và nếu là câu chuyện bolero thì ko thể thiếu "niềm sung sướng khi cận kề cái chết" nhỉ (@ Frédéric Badré)

    ReplyDelete