May 6, 2016

Sách mới (5)

Tôi chần chừ mãi, mấy tháng trời không có "sách mới" nào, là bởi tôi đợi quyển dưới đây, mà tôi muốn lấy làm tiêu điểm. Một cuốn sách siêu hạng, thuộc loại cực kỳ hiếm khi có thể xuất hiện ở Việt Nam:



Đây là bản dịch của Huyền Giang, tức Nguyễn Kiến Giang, có thể coi là tác phẩm posthumous của Huyền Giang, nhưng là "posthumous một nửa", vì cuốn sách gồm bốn phần thì hai phần đầu từng đăng tạp chí. Tôi nhận bản thảo từ cách đây đã nhiều năm, công việc chuẩn bị cho nó cũng xong xuôi cách đây nhiều năm, nhưng - giờ thì tôi cũng chẳng hiểu tại sao nữa - nó cứ nằm yên đấy mãi, nhường chỗ cho hàng trăm cuốn sách tầm thường khác lũ lượt ra đời. Cũng có thể vì nó là thiêng.

Cũng kỳ cục, đã có hồi tôi nói không ít về Mircea Eliade, và hồi ấy, anh Nguyễn Khánh Long còn sống, anh Nguyễn Khánh Long chính là người duy nhất nói chuyện với tôi về Eliade (xem ở kiaở kia). Kể từ bấy, thật ra homo religiosus gần như tôi đã quên béng mất từ lâu, tồn tại đâu đó ngóc ngách, vì tôi đã mò mẫm sang homo sacer (xem nó ra làm sao) và đã đọc vô số thứ khác của Eliade.

Nhưng giờ nó đã xuất hiện thì cũng hay: tôi sẽ có dịp quay trở lại với nó. Khi chuẩn bị cho cuốn sách này, tôi đã có được sự giúp đỡ rất hữu hiệu của anh Nguyễn Việt Long. Bản dịch ban đầu của Huyền Giang tên là "Cái Thiêng và cái Phàm", tôi là người đổi nó thành "Thiêng và Phàm".

Chắc tới đây tôi sẽ viết thêm về Mircea Eliade, nhất là xung quanh cuốn sách mà Eliade viết về mặt trăng. Eliade thuộc "tam kiệt Rumani": Ionesco, Cioran và Eliade. Cioran từng viết một bài dài về Eliade, đặt chung trong cuốn sách có bài về Borges, bài về Beckett, bài về Zambrano; mở đầu, Cioran nói ngay Eliade là thần tượng của tuổi trẻ Rumani một thời, và cuối bài, nói đến bài học lớn nhất mà Eliade để lại cho chúng ta: con người dẫu không theo tôn giáo nào thì vẫn luôn luôn tồn tại với tư cách con người tôn giáo.


- Hóa ra vẫn được gửi tặng quyển này (giờ mới nhận được) hehe:



Thật sai lầm khi mua nó sớm quá, và đã giới thiệu ở kia :p


- Nguyễn Bình Phương, Vào cõi, tiểu thuyết (tái bản)

xem ở kia


- Phan Du, Mộng kinh sư, khảo cứu lịch sử các chúa Nguyễn ở Huế, tái bản từ ấn bản 1971

xem ở kia


- Có một cuốn sách, khi tôi nhắc đến thoáng qua, không ngờ rất nhiều người hỏi, nó đây:


Tác giả, Bạch Diện Nguyễn Văn Cư, ngày nay rất ít người biết, nhưng trước đây, sau Nguyễn Thái Học (1902-1930) của Nhượng Tống (xem ở kia) in năm 1945, về Nguyễn Thái Học một thời người ta đọc cuốn sách của Bạch Diện, in năm 1950 (ngoài đó ra còn có một tập sách mỏng của Cố Nhi Tân).

Hà Nội xưa và nay được tác giả dự định như là viết tiếp Tang thương ngẫu lục.

Nhưng đọc cuốn này có lẽ phải cẩn thận, chưa gì ngay ở đầu đã có "vạn thế sơn biểu" thay vì "vạn thế sư biểu" rồi.


- Hiếm khi nào ta có một giáo sư văn chương làm giống như trường hợp dưới đây: tự cắt bớt danh mục tác phẩm của mình đi:




Danh mục liệt kê trong sách có thể thấy rõ là đã bỏ đi tác phẩm xưa kia, vì xưa kia giáo sư Trần Hữu Tá từng thuộc vào nhóm tác giả của những cuốn sách được mệnh danh là "đả ngụy kỳ thư".

Câu chuyện này, có lần tôi đã hỏi trực tiếp giáo sư Trần Hữu Tá (đó là chuyện công khai, trong một hội thảo), Trần Hữu Tá có trả lời, nếu bây giờ được viết lại thì ông sẽ sửa đi rất nhiều, vì viết như hồi ấy là rất ấu trĩ. Tôi nghĩ câu chuyện liên quan đến Trần Hữu Tá đã có thể khép lại.

Trong một diễn biến khác:


(sách in năm 2015)


- Tập thơ này đã trở lại:


Đối với tôi, Sự mất ngủ của lửa là tập thơ Việt Nam lớn nhất của bốn mươi năm vừa qua. Về điều này, tôi không nhầm đâu, đừng nói với tôi về thơ Nguyễn Duy hay thơ Hoàng Hưng.

Nhưng, có một điều gì đó bảo tôi rằng cứ kiên nhẫn đợi đi. Cho nên tôi đợi mãi, có lẽ là đợi cho tới lúc nó được tái bản (cuối năm vừa rồi). Giữa hai ấn bản là cả một huyền thoại lớn.

Thơ của Nguyễn Quang Thiều tôi có không ít những xưa cũ:


(trước đây còn nhiều hơn, nhưng sau vài lần đổi chác, với một nhà sưu tầm vô cùng danh tiếng trong ngạch thơ :p thì cũng đã thất thoát ít nhiều)

Trong thơ, thật không dễ như trong văn xuôi, nơi Nguyễn Huy Thiệp xác lập vị trí quá rõ ràng (xem ở kia). Tôi cứ đợi mãi, để xem tiếp, vì như thể tôi cảm thấy có gì đó sẽ phải xảy ra. Tất nhiên, kể từ khi Sự mất ngủ của lửa được ấn hành năm 1992, Nguyễn Quang Thiều đã làm nhiều thứ khác. Nhân dịp này, cũng có thể nói ngay, văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều là một thất bại lớn.

Còn lại Sự mất ngủ của lửa. Trong lời giới thiệu ấn bản 2015 này, Nguyễn Quang Thiều viết về thời điểm tập thơ mới ra đời, gánh chịu rất nhiều điều, và viết thêm: "Nhưng cho tới tận bây giờ, tôi chưa một lần lên tiếng phản bác lại những phê phán và suy xét đó", bởi vì "tôi tin vào con đường của tôi và không bao giờ chối từ gương mặt của chính tôi, từ chối giọng nói của chính tôi".

Đúng, như vậy là một sự trở lại tuyệt đẹp, một sự khẳng định giá trị, cái giá trị từng bị vùi dập thê lương.

Nhưng, đáng lẽ ra Sự mất ngủ của lửa đúng là tập thơ Việt Nam lớn nhất cả một thời, sau hai mươi ba năm nó trở lại huy hoàng, thì lại không được như vậy. Thì đến cuối lời giới thiệu, Nguyễn Quang Thiều hạ một câu như thế này: "Thời gian cứ thế trôi đi và nhạo báng tất cả những gì không có khả năng đi cùng nó".

Câu này làm tôi nghĩ mãi. Nếu là một người khác viết thì nó đúng, nhưng khi chính Nguyễn Quang Thiều nói, thì nó trở thành tiếng reo đắc thắng, lời tuyên bố thắng trận. Và nó rất rởm.

Văn chương đâu có thắng thua, và giá trị thuộc về ai tạo ra giá trị, nhưng phải xứng đáng, phải đủ sức nhận lấy nó.

Bằng tiếng kêu thắng cuộc của mình (như đã thắng một canh bạc), Nguyễn Quang Thiều đã chứng minh một điều: nghìn dặm đi thì dễ, bước cuối cùng mới khó. Nhưng bước cuối cùng này mà không qua được, thì lại làm sụp đổ mọi thứ.

Tập thơ này dường như đồng thời cũng nói lên một điều: hội họa Việt Nam hiện nay đã chạm xuống đến tận đáy.


- Một nghiên cứu mới của Phạm Hoàng Quân:


Tài liệu trong sách là một tập bản đồ mà lính Anh lấy được từ thuyền buôn Trung Hoa năm 1841 và Phạm Hoàng Quân đã trích lục từ đó những gì có thể liên quan đến Việt Nam. Nhờ đọc sách ta cũng sẽ biết được chẳng hạn vào đời Thanh phạm vi hoạt động hàng hải của Trung Hoa lại hẹp hơn đời Minh.


- Ba cuốn dưới đây tôi mới chỉ liếc qua:




Xem thêm một số tên sách mới ở kia (phần comment).


Đã thành truyền thống :p (ví dụ xem ở kia), dịp này cần nói nhiều đến sách cho trẻ con. Dưới đây là một số:


Ngoài cuốn trên đây của Dicamillo, tập sau của bộ "Peregrine" (Ramson Riggs) cũng mới có.






Last but not least:


Xem thêm ở kia một số sách cho trẻ con thời gian gần đây.



Sách tháng Giêng 2013
Sách mới (1)
Sách mới (2)

Sách mới (3)

Sách mới (4)

12 comments:

  1. còn nữa, tất nhiên, rất nhiều
    thì phải nhanh lên chứ cụ ơi

    ReplyDelete
  2. thì ra "sắp" từ bấy tới giờ cũng 6 năm cơ đấy :D

    ReplyDelete
  3. “văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều là một thất bại lớn”: đã suýt hí hửng cuốn “kẻ ám sát cánh đồng” đang ôm khéo giờ có giá.
    Trần Hữu Tá hình như còn được xem là chuyên gia về Vũ Trọng Phụng nhỉ?

    ReplyDelete
  4. ở tay gấp "bục giảng" có ghi đấy còn gì, nhưng nhìn chung hình như không ai coi ông Tá thực sự là chuyên gia về VTP

    ReplyDelete
  5. Ơ. Hội họa chạm đáy rồi à. Còn anh sờ sờ ra đây này. :D

    ReplyDelete
  6. ừ, nhỉ, quên phéng mất đấy :p

    ReplyDelete
  7. Anh sờ sờ ra trên kia có phải tào cũng linh không đới :D

    ReplyDelete
  8. có vẻ anh ấy đã đầu hàng trước "chiều kích", há há

    ReplyDelete
  9. ồi, người khác dùng thì nhìn chung là kệ thôi chứ, cái chính là mình có dùng không thôi

    ReplyDelete
  10. was that A new philosophy of the moon?

    ReplyDelete