Dec 5, 2022

3, nhưng lại 4


(đang tiếp tục hmndt, cũng như "Thế giới ấy""Goethe-Schiller")



Như vậy là, tiếp tục luôn.

(đã có "3 & 4", giờ đến "3 nhưng 4", hoặc cũng có thể là "3 vs 4")


chủ đề ấy, Dumas có một vị trí đồ sộ, dominant. Ta có thể dễ dàng nói được, boys (ít nhất một thời - cứ cho là từ Harry Potter trở về trước) đọc nhiều nhất là câu chuyện của Edgar Poe về con bọ, cũng như câu chuyện của Stevenson về hòn đảo. Nhưng Dumas (và Jules Verne) luôn luôn vô cùng thu hút.

Cái bìa trên đây đã được vẽ từ lâu: Phạm Đam Ca hiện thực hóa (à nhầm, visualize) điều mà tôi muốn: một chữ tam vì nếu mở rộng chủ đề, ở đây Tam Quốc diễn nghĩa và Les Trois Mousquetaires có vị trí nếu chẳng phải tương đương hoàn toàn thì ít nhất cũng không phải là không đối xứng. Có những câu chuyện làm nên (dựng ra, tạo thành) con người, trên phương diện tâm thần (tức là sâu hơn tâm lý, chứ không phải bị điên - mà bị điên thì thật ra rất tốt) thông qua trung gian là sự đọc; trong số chúng có câu chuyện ấy và câu chuyện kia, nhưng cũng có số 3, số 4. Không gì có ý nghĩa sơ đẳng và lớn hơn (vì sơ đẳng nên lớn) so với số 3 và số 4: 3 và 4, 3 hoặc 4. Số này thì thế nào, số kia thì ra sao? Lựa chọn cái này hay cái kia hoàn toàn có thể dẫn đến những đảo lộn rất lớn.

Les Trois Mousquetaires là một trường hợp kinh điển về cứ tưởng 3 hóa ra lại 4. Nhưng vẫn cứ là 3.





liên quan riêng đến Dumas, cả một folklore:

Ở Nga (tức là Dumas ở Nga)
Ngự lâm Charles (chủ điểm rất quan trọng, tới đây sẽ được nhấn mạnh và mở rộng)
Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Hải (Liên quan đến Vingt ans après)
Nguyễn Văn Vĩnh: ba chương ngự lâm (đây, điểm khởi đầu)
----------- từ đây trở xuống đến hết đoạn gạch là Mười năm sau nữa:
------------



Tất nhiên, số 3 (tức là chữ tam) trên bìa còn thể hiện một điều: về các mousquetaires, đó là một xì queo, gồm tổng cộng ba yếu tố. Và cũng tất nhiên, nó cũng muốn nhắc đến một điều thường hay bị quên mất: Nguyễn Văn Vĩnh cũng là một người dịch Tam Quốc.

Tự bản thân câu chuyện mousquetaires đã có ý nghĩa, nhưng rõ ràng, việc làm cho một bản dịch quay trở lại không (cần phải khẳng định: chưa bao giờ) là một tập quán. Những bản dịch rất bị coi thường. Tôi cũng không định biện hộ gì cho chúng. Nhưng có những bản dịch và những bản dịch, tức là một số trong đó có các ý nghĩa lớn hơn thông thường (thậm chí rất nhiều).

Điều khiến sự quan tâm của tôi tăng hẳn lên là khi, cách đây mấy năm, một lần tôi nhìn thấy trên một tờ báo xa xưa ảnh chụp bản thảo bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Thế nhưng, tôi đã thấy gì ở đó? tôi thấy rằng tên Chương 1 ("Hồi thứ nhất") hoàn toàn không giống như tôi đã biết (thời điểm đó, tôi chưa đọc toàn bộ bản dịch, nhưng đã có một số hiểu biết nhất định). Vì nhìn thấy một bức ảnh, tôi nhận ra một điều: Nguyễn Văn Vĩnh đã sửa. Ban đầu, trong bản thảo, tên Chương 1 không giống như khi đăng báo và in sách.

Khi đăng báo và in sách, cái tên đó là: "Cụ Đắc-ta-nhan cho con ba của quí". Nguyễn Văn Vĩnh đã sửa từ xxxx thành như vậy.

Nhìn thấy điều đó, ấy chính là khoảnh khắc để tôi hiểu ra, một người đã sửa từ xxxx thành như thế kia chắc chắn là một người hiểu mình làm gì. Điều này khiến tôi đọc (không phải dễ để quyết định đọc lại một thứ mình đã quá biết, chẳng còn gây bất ngờ gì nữa - đó cũng là lần đầu tiên tôi đọc lại mousquetaires sau rất nhiều năm).

Từ đó đến chỗ quyết định cần phải làm  quay trở lại, chỉ là một bước ngắn. Nhưng khoảnh khắc kia thì hi hữu.


Các mousquetaire, tức là 3 mà cũng có thể là 4, có hiện diện lớn đến mức kinh khiếp. Ta thấy họ cả ở một nhân vật rất không ngờ: Céline:

"Je parviens moi, je parviens... c'est question de patience et de récits... Les Trois Mousquetaires!... magiques Les Trois Mousquetaires!... Je les ai bien racontés cent fois!... en patois d'allemand d'abord... puis en pantomine... Y a des mots qu'on comprend partout... Cardinal... Buckingham... Artagnan... Porthos... ah, Porthos!..."

(trích từ một tiểu thuyết của Céline; dĩ nhiên đã đọc Céline thì phải nhận vô số dấu ba chấm)


Để introduce một thứ như Tam Quốc diễn nghĩa cho độc giả Pháp, một sinologue đã so sánh Tào Tháo thì cũng giống Richelieu (giáo chủ) - cả hai đều gây nhiều khiếp sợ cho trẻ con. Hình như điều này tôi đã nói ở đâu đó: đại khái, một phần ba nhân loại hình thành được nỗi sợ nhờ hình ảnh Tào Tháo, một phần ba nữa nhờ Richelieu. Vậy thì không hề ít. (một phần ba cuối cùng thì tôi cũng không chắc lắm)


Nhưng, tất tật những điều trên đây chưa dẫn đến quyển sách. Làm thế nào để nó có thể quay trở lại? Giờ, ta chuyển sang phần thực hành: bài tập về cách làm ra một tập giấy in chữ.


Muốn có cái đó, thì cần gõ lại. Tức là, tạo ra file word, từ file đó sử dụng các phần mềm dàn trang thì có thể đưa nhà in để in thành sách.

Nhưng gõ lại thì như thế nào: ta đang đi đến một chuyện đã đề cập.

Chuyện rất dễ: ta thuê những người chuyên làm công việc gõ chữ - có đầy người như thế, tìm được ở mọi hiệu photocopy; cũng có đầy người như thế, trong số nhân viên của các nhà xuất bản.

Nhưng chuyện lại không phải như vậy. Mousquetaires của Nguyễn Văn Vĩnh, tôi đã gõ. Cũng đã mấy năm rồi, kể từ đó, tôi không còn nhớ là tôi có nhờ người này hay người kia gõ đỡ vài đoạn không; nếu có thì các đương sự cứ nhắc.

Tức là, tìm ra được nguồn (văn bản gốc) đã là một việc không đơn giản (thậm chí, có thể là cả một câu chuyện). Nhưng từ đó, gõ lại cũng không hề dễ: thậm chí có thể cũng khó tương đương.


Một cái gì (dày) như Mousquetaires thì tất nhiên đòi hỏi rất nhiều thời gian (để đọc, nhất là để gõ): tức là, un temps fou. Từ "fou" (tức là điên), không ở đâu hay hơn so với nếu nó nằm cùng từ "temps" như thế này, hoặc giả, từ "argent": phải bỏ ra một argent fou thì mới mua được một cái gì đó, chẳng hạn. Cả thời gian lẫn tiền đều có thể điên - chính vì vậy, những lúc như vậy, chúng đáng giá. Chắc chỉ còn lại một cách dùng khác của "fou" tương đương được về độ hấp dẫn: khi fou đi với charme. Một ai đó có "charme fou" là một người còn hơn cả mức của charmant.


Vả lại, động vào những văn bản như thế có thể xảy ra (và là ngay lập tức) rất nhiều chuyện. Có người đọc được vài chữ Miếng da lừa đã tưởng "cứu thực" là viết sai (chắc hẳn nghĩ bị thừa u ở "cứu"). Rất lâu, tôi ngờ ngợ về "trước-gia": nhìn rất rõ là viết "trước-gia", nhưng rốt cuộc tôi hiểu là đã bị mờ mất một dấu hỏi, chứ nó phải là "trước-giả". Cần đến nhiều tập giấy thì mới viết ra hết được (mà cũng chẳng thể hết) những chỗ như thế.

Trong khi đó, những người đánh máy chữ mà ta hãy gọi là chuyên nghiệp, thế nào cũng tự thay từ: sự suy đoán quá nhanh (cộng thêm không thực sự hiểu câu nói gì: các từ không nói mấy, câu mới bắt đầu nói, đoạn mới nói, và tổng thể mới có nghĩa) sẽ dẫn đến chỗ, sau khi thuê người gõ lại một văn bản ta mới nhận ra, thời gian và công sức để sửa sản phẩm ấy là mênh mông - thậm chí còn tới độ, không thể thực sự sửa hết được, vì khi đó phải đối chiếu, và sẽ là đối chiếu mấy văn bản (mấy tình trạng văn bản) liền. Chẳng ai đưa mắt liên tục vào chục dòng mà không nhảy mất một ký tự nào đó.


Đường link đặt ngay đầu bài hoàn toàn không phải là vu vơ: nếu đặt ra câu hỏi, Nguyễn Văn Vĩnh đi xa nhất đến đâu? (tức là xa nhất về thời gian: đi ngược trở lại) thì câu trả lời sẽ là: Rabelais. (Plutarque nên đặt ra ngoài) Vậy thì tức là rất xa.


last but not least: chính nó, tức là Les Trois Mousquetaires, làm cho không biết bao nhiêu thằng bé có hình dung đầu tiên, fantasme đầu tiên về cuộc sống tình dục, với các trường đoạn liên quan đến Milady; vậy thì không hề ít







Rất hùng biện (Miếng da lừa, đã có)

Đọc Lukács

chú một cái

Một cuốn

Tròn 3 (nữa) - tròn 3 tháng

Tiểu thuyết triết học

Một tiểu thuyết Anh

Lý thuyết tiểu thuyết

Tục-ca-lệ, kịch 5 hồi

ThKKh (tủ sách Thế Kỷ Khác)

E

bộ (Nghĩ Khác và Viết Khác)

Mở tủ

Số 10 (Khái Hưng, Lẩn thẩn)

con người tự do (Ondine: đã có)

Các tủ (Lời Khác và Đọc Khác)

Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)


Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)

Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac

Sách: đã có (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)

Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)


4 comments:

  1. Cám ơn anh vì giải đáp thắc mắc nhưng chưa dám :p hỏi về bìa sách

    ReplyDelete
  2. nghe anh nói thì muốn tìm hiểu xxxx là gì, có phải là “ba cái quà của” không ạ?

    ReplyDelete
  3. “tôi đã gõ”: thấy phím chữ là que diêm (đang) cháy

    ReplyDelete
  4. “bài tập về cách làm ra một tập giấy in chữ”, đâu phải ai cũng tìm ra cách, nhiều khi muốn mà tắc tị, khi đó người ra bài tập phải giải giúp

    ReplyDelete