(đến kỳ thứ tư, tiếp tục luôn kỳ thứ 3 và kỳ thứ 2)
(kết thúc "thời chúng ta (7) thái độ" và "tiếp tục Hậu hiện đại")
vb ở đây là "văn bản" - từ sẽ rất then chốt và chi phối nhiều điều trong thời gian tới đây
Khi tôi tiếp quản một tủ sách được hình dung (và cả được quảng cáo) là chỗ của những tác phẩm văn chương lớn trong lịch sử Việt Nam (ít nhất là thời hiện đại - hoặc từ "cận đại", theo một số cách gọi) thì điều đầu tiên tôi nhận ra, là thứ nhất sự lựa chọn tập trung vào những nhân vật văn chương tầm thường - nói đúng hơn, các nhân vật văn chương tầm thường có vị trí rất cao (Thạch Lam, nhất là Vũ Bằng, etc.), những khi nào không rơi vào trường hợp ấy thì lại không lựa chọn đúng được ở nhân vật nào thì tác phẩm gì. Đây chính là một đặc điểm lớn: thường xuyên chọn sai tác giả, nhưng khi nào chọn không sai, rơi đúng được vào một tác giả đúng thì lại chọn sai, ở trong khoảng đó. Và như vậy, sự rơi đúng chẳng qua là một rơi trúng (một tình cờ, hiểu theo nghĩa ấy hơn cả), và thậm chí có thể còn tệ hơn trường hợp trước.
Nhưng không chỉ có vậy. Tôi nhanh chóng được biết, nguyên tắc (nếu như có thể gọi đó là nguyên tắc) là như sau: lấy các văn bản có sẵn trên Internet (lại Internet), rồi sửa sang (trong đó có cả mục đối chiếu) để làm ra văn bản để in (thành sách); kèm lời tựa mời ai đó viết. Vì đây là điểm vô cùng then chốt nên ở dưới tôi sẽ còn trở lại.
Cùng lúc đó, tôi đọc được một bài phỏng vấn trên báo (không có gì lạ: lại Tia sáng), trong đó nhân vật truyền đạt cho tôi nguyên tắc vừa nói trên đây trả lời. Bài phỏng vấn nhìn chung toát lên một điều: tủ sách đang bắt đầu kia được hình dung (tất nhiên, ở đây có vai trò mớm lời của phóng viên) như là một cái gì tương đương, phiên bản Việt Nam của Bibliothèque de La Pléiade hay Everyman's Library. Nói tóm lại, Classique at its best.
Và như vậy thì ta đi vào một địa hạt hoàn toàn có thể coi là thuộc về một điều: hình thức của văn bản.
Nhưng La Pléiade hay Everyman, tôi tin chắc cả hai người (người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn) đều không hề biết gì về chúng. Có thể sờ vào (thậm chí, chắc chắn là sờ vào rồi, còn sờ vào nhiều là khác - có tiền là mua được ấy mà), nhưng chưa bao giờ đọc đến một quyển. Vài trang cũng chưa, đừng nói đến đọc từ đầu đến cuối.
Nếu đọc thật, thì sẽ dễ dàng thấy: La Pléiade hay Everyman không có mấy điều gì hay. Tất nhiên, trông thì cũng đẹp.
Những La Pléiade mà tôi có (chắc chưa đến 200 volume nhưng cũng không xa), tất tật, tôi đều có chỉ vì hoặc 1) tình cờ rơi trúng (và mua được rẻ) hoặc 2) các texte mà những volume ấy chứa khó tìm (ở đây, là vấn đề của tuyệt bản, épuisé, introuvable, etc. Còn thêm một khả năng thứ ba (rất nhỏ - tức là rất ít) nữa, là ấn bản La Pléiade có chất lượng đặc biệt tốt; điều này không hề hiển nhiên (như người ta tưởng). Và vì đã đọc không ít trong số đó, tôi có thể dễ dàng thấy, không phải lúc nào chúng cũng impeccable, nhiều volume tôi còn dùng bút gạch vào các lỗi typo. Rồi thì, đầy vấn đề khác: một độc giả của Benjamin Constant như tôi rất muốn có các volume khác của Constant trong La Pléiade nhưng dường như bao nhiêu năm vẫn chỉ mới có mỗi một tập.
Everyman còn hay hơn: cách đây vài năm, tôi biết có thể mua một đống (một khối, một tảng) Everyman - giá rất (rất) thấp. Tôi chẳng cần phải ngần ngại mà từ chối ngay: đáp rằng, không lẽ tôi tống chúng ra ngoài ban công. Sau đó một thời gian tình cờ tôi biết được mớ ấy đã về tay ai: Hegel lại đúng, một lần nữa.
(tất nhiên, trên đây tôi đã lờ đi khía cạnh comique của sự so sánh với hai tủ sách có tên to vừa nói)
Sự comique (vẫn phải lôi nó lên) còn thêm một tầng nữa: nhà xuất bản làm như thể mình chống lại các văn bản trên Internet (chúng gây tổn thất về thương mại, làm hại công việc và môi trường chung, etc.) nhưng lại quay sang đó khi cần văn bản. Mà lại còn là văn bản của những gì mà họ coi là kiệt tác.
Việc đầu tiên mà tôi làm dĩ nhiên là thổi bay cái sự ấy.
Trong hiệu sách (11) nhà biên tập
đây (sắp trong hiệu sách)
đọc & rọc (Gutenberg & Co.)
Trong hiệu sách (8) cũ
Trong hiệu sách (7) giống
Trong hiệu sách (6) trông như là
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
Một thực tại-hiệu sách
Trong hiệu sách (4)
Trong hiệu sách (3) "Cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"
tiếp tục
ReplyDelete