quay trở lại (một chút) với kỳ gần đây nhất: rất có thể có người sẽ, vận dụng chính khái niệm của Hegel, nói rằng, nhưng chính hòa giải là khái niệm lớn của hệ thống Hegel, với nó Hegel đã đi qua được rất nhiều thứ, trên con đường đến với - nhưng đến với gì nhỉ? cứ cho là - tinh thần thế giới, hay tuyệt đối etc.
Nếu vậy thì quả thật lại thêm một lần nữa đúng, quá đúng, cái mệnh đề theo đó không gì bóp méo Hegel cho bằng chính các "hegelian", dẫu là thời kỳ đầu, tả và không tả (các môn đệ trực tiếp hay còn chưa xa đã làm thất thoát không ít bản thảo của Hegel, vì quá chểnh mảng), dẫu new hay new new rồi new cả n lần. Giống - chẳng hạn - Georg Simmel từng tìm cách hòa giải Hegel với Jacobi (cf. Lukács bình luận "Hegel trẻ" - ai biết tiểu sử Lukács đều biết Lukács không hề xa lạ với Simmel).
Giờ, ta đến với một mệnh đề nếu không phải nằm ở trung tâm thì ít nhất cũng hết sức quan yếu, nhất là nói lên rất nhiều về bản thân Kierkegaard (tồn tại của Kierkegaard, hoàn toàn có thể nói vậy): tự do lựa chọn không phải là tự do. Tất nhiên, đây cũng là một điều rất hiểm hóc.
Nhưng trước đó, bỗng dưng tôi muốn đến với một bản nhạc: Sonata Clásica của Manuel Ponce.
(không cần quá để ý đến đoạn trữ tình ngoại đề ngay dưới đây, vả lại tôi viết nó chỉ cho một người)
you know, đây là một sonate có bốn movement (bốn "chương"), nhưng ta sẽ chỉ quan tâm đến mov. đầu tiên và mov. cuối cùng, cả hai đều rất dài và cả hai đều "allegro" (tất nhiên hai mov. ở giữa không hề không đáng quan tâm: một khúc andante ngắn và một "menuet" cũng ngắn - tất nhiên là ngắn trong tương quan với mov.1 và mov.4); hoàn toàn có thể nghĩ đến thách thức đặt ra với Ponce: làm sao sánh ngang được với một số sonate của Haydn, cũng như nghĩ đến các sonate khác của Ponce (thời của Ponce, hình thức sonate đã suy thoái, tuy rằng trong décadence của nó vẫn có những lấp lánh từ phía Scriabin chẳng hạn; thậm chí có thể nói, chính vào moment của décadence thường những gì là tinh túy nhất mới hiện ra, đó là nghịch lý của, của gì nhỉ: của lịch sử), nhất là bản Sonata Romantica, hoàn toàn có thể coi là đi cùng Sonata Clásica như một dyptique và chắc chắn Sonata Romantica phổ biến hơn nhiều - đây là cả một sai lầm từ phía các virtuoso nhưng ta sẽ không đi sâu vào đó làm gì; ch.1 mở ra như tiếng trống gọi, Ponce lại xoay quanh nốt la, tức là A, tức là diapason (người nào dám deal with diapason thì có thể rất đáng sợ): nhưng Ponce gọi gì? giữa nhiều thứ, đó là gọi sự vọng lại (echo) một tinh thần, tinh thần của Fernando Sor; Sor you know là một người sống cùng thời với Goethe ("Sor means sore", ấy là một joke rất phổ biến và hơi rẻ tiền it is true nhưng đúng đến đáng sợ); từ đây hoàn toàn có thể nghĩ, con đường từ ch.1 đến ch.4 là con đường đi từ trong thế giới của Sor ra bên ngoài - tức là ra tự do; nhưng chuyện phức tạp hơn thế, nói đúng hơn, đơn giản hơn rất nhiều: không phải thoát ra khỏi thì tự do, mà tự do nằm chính trong sự không thoát ra, tự do nằm trong ngôi nhà chứ không phải bên ngoài, trong một căn phòng, trong một khoảng, dẫu chật hẹp đến đâu, vẫn trong vòng, thậm chí là một vòng tay; cứ ở trong đó mãi thì sẽ - nhưng không bao giờ biết khi nào thì sẽ, thậm chí có khi nào không, chẳng thể biết được; homage một cách kính cẩn, tức là nghiêm ngặt hết mức, không đi ra ngoài chút nào, rất có thể đấy mới chính là tự do; câu chủ đề của ch.4 (nó lặp lại nguyên trạng nhiều lần) là một thông báo, nhưng là một thông báo thất thanh, tương ứng với syncope của Kierkegaard, trong hãi hùng em nhận ra, trong sự xâm chiếm bỗng không còn sương mù gì nữa; các chuỗi hợp âm rất nhiều tính cách đánh trống, và nhiều harmony của ch.1 bỗng biến thành loạt dissonance trong ch.4: đã qua một trạng thái khác; có thể gọi đó là baroque: âm nhạc baroque là âm nhạc duy nhất diễn ra chủ yếu trên bình diện của cấu trúc; thậm chí nó còn chẳng cần đến cả hợp âm; vẫn tiếp tục Ponce, không những thế vẫn là nốt A (a minor), và hoàn toàn baroque: bản suite baroque của Ponce thật ra không phải của Ponce, người ta nói Ponce viết lại của một ai đó, rất có thể Weiss, nhưng nó vẫn rất Ponce; nghe version này: đối với anh đây là một trong những bản nhạc hay nhất trên đời; dẫu thế nào, người ta thường rất sợ classique, và hay xếp mọi thứ gì không muốn nhìn vào đó, như một nhà kho, rồi khóa chặt cửa lại
(hết trữ tình ngoại đề, quay trở lại với Kierkegaard và tự do)
(còn nữa)
Trong lúc đọc Kierkegaard (6) Đầu và cuối
Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum
Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)
Trong lúc đọc Valéry (4)
Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)
Trong lúc đọc Goncourt (1)
Trong lúc đọc Sainte-Beuve (2)
Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)
Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)
Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)
Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Nội dung, cao siêu quá. để hiểu dần
ReplyDelete"hiểu dần" lại càng không được đâu
ReplyDeletehay là đi chỗ khác chơi đi
đoạn phân tích tác phẩm rất hay. nhân đó, các virtuoso là một thí dụ về tự do: nếu ko trình tấu (-ko phải "biểu diễn" đâu nhé) thì họ hẳn phải thấy mất tự do lắm nhỉ.
ReplyDeleteBà Lệ nuôi mày tốt thế, ngồi viết nhảm mãi.
ReplyDeletenày Môi Thâm, Cao Hải Hà sau lưng kìa
ReplyDeleteEureka. Đợt này nếu trúng thị trường CK chắc sẽ gom góp vốn đầu tư mở cty kinh doanh thu mua nhà kho ;)
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
Deletemặc dù hỏi ngu, tuy nhiên, nếu bỏ cái “tò mò quá ạ” thì chắc bác đây cũng tử tế chỉ cho cách kinh doanh
Delete20 years of the dream
ReplyDeleteand the clouds near to Pisa
are as good as any in Italy
anw, desire you- là một trong những điều đẹp nhất trong đời em từng có.
sorry, ở đây không có chị Tầm Thư hay chị Bồ Câu nào đâu
ReplyDeleteban nhac trong duong link khong phai Sonata Sonata Clásica dau NL
ReplyDeletetôi có nói đó là SC đâu, mà là bản suite, trong đường link cũng viết rõ tên nó còn gì
ReplyDelete