Jun 10, 2020

đọc Deleuze

quên khuấy mất bài ởkia cứ để đó mà chưa viết tiếp (ơ, mà sao không thấy ai nhắc nhỉ?) cũng đang viết tiếp "Chroniques HN: một phố" về phố Bà Triệu và "tiếng Việt abc"

quyển sách này:



có một lần

(à mà không phải chính là cái quyển sách ở trong bức ảnh, nhưng chính là nó: không ai hiểu nhầm đấy chứ?)


Tức là, có một lần, nhìn thấy Différence et répétition, tôi bèn cầm lấy nó, rồi đi kiếm một chỗ để đọc. Tôi rất dễ tính, không thấy là cần phải đốt trầm đọc sách hay cái gì tương tự, nhưng tất nhiên không thể có chuyện ngay bên cạnh đốt hương muỗi; cũng chẳng thấy tại sao nhất thiết phải đêm khuya thanh vắng lặng tờ. (sợ ma)

Đại khái thế, tôi đến một quán cà phê. Dẫu như trên đã nói thế (cela dit), tôi cũng biết trước vào giờ ấy quán đó thường vắng. Nó nằm cạnh một mặt nước lớn. Và hôm đó đúng là lúc tôi đến, quán rất vắng. Chỉ có, tại một cái bàn xa xa, một phụ nữ, không rõ già hay trẻ vì vốn dĩ tôi không hay săm soi, ngồi một mình.

Sau đã nhiều năm, vào thời điểm ấy, nhìn thấy Différence et répétition, tôi quyết định thực sự đọc Deleuze, và thế tức là nối lại, bởi trước đó nhiều năm, tôi đã né khỏi Deleuze. Một học kỳ nọ, trong danh sách những sách cần phải đọc có Deleuze nhưng chỉ sau vài trang tôi bỏ liền; môn ấy, tôi đã qua được bằng cách tập trung vào một cuốn sách khác. Rồi rất lâu, ấn tượng từ vài trang năm xưa khiến cho tôi không thực sự muốn đọc Gilles Deleuze nữa - vậy thì cũng quá tốt, vì meanwhile dường như Deleuze đã trở thành một thứ mốt rất ớn, ai ai cũng "trở thành-khác" như xưa kia từng Sartre hay Heidegger trên đầu môi. Chẳng có vinh dự gì ở trong đó: đã chỉ vì tình cờ mà tôi thoát khỏi được một thứ mốt.

Vả lại, tôi cũng chẳng lạ gì tôi, chuyện thờ ơ với những gì đang làm mưa làm gió (rage, rage). Dần dần, tôi biết rõ chính tôi hơn, tôi thấy tôi chỉ thực sự đi tìm những gì rơi vào quên lãng, nhất là những gì sắp bị hư vô hóa. Tôi ngờ (không chắc được một trăm phần trăm, vì đâu có thể chắc) nhưng tôi nghĩ là tôi ngờ đúng, rằng tôi bị vu khống là đọc nhiều. Không hề: tôi có đọc nhiều đâu, tôi đọc rất ít, tôi không biết phần lớn những gì mọi người khác đang biết.

Kể từ bấy, tôi cũng đã trả nợ cú né tránh hồi xưa: ởkia chính là cuốn sách Deleuze tôi đã buông rơi, vào một học kỳ (giờ đây, mỗi lần nói đến từ "học kỳ" tôi lại vừa thấy sợ rùng mình lại vừa nhẹ nhõm, vì đã thoát: des semestres sinistres).

Tức là, tôi ngồi ở một quán cà phê cạnh mặt nước lớn, tôi đọc Différence et répétition. Tôi còn nhớ rất rõ: buổi hôm đó, tôi đọc liền một mạch đúng hai tiếng (có những lúc ta bỗng nhìn đồng hồ và thế là ghi lại được vài thứ liên quan đến thời gian). Hai tiếng đó, tôi đọc hết được tám trang đầu cuốn sách. Tám trang ấy nói về Kierkegaard và kịch, cùng Nietzsche và sự nhảy múa.

Tôi định đi về - lúc đó trong quán chỉ còn lại một mình tôi - vì hai tiếng cũng đã là hơi quá nhiều, thì người phục vụ ra cho tôi thanh toán tiền đồng thời đưa cho tôi một mảnh giấy. Đó là của người phụ nữ (tôi không biết già hay trẻ hay rất trẻ vì đã không nhìn) nhờ gửi lại và đưa cho tôi.

Mẩu giấy ấy tôi đã kẹp vào đâu đó, chắc sẽ tìm lại dễ dàng. Trên đó viết một sự tự giới thiệu (mà tôi không nhắc lại), nói muốn làm quen với tôi, gặp tôi etc. Kèm một số điện thoại.

Đấy, thấy chưa, đọc Deleuze (chỉ cần mỗi 8 trang) có thể đưa đến một kết quả khả quan tới tận mức đó. Tôi thầm cảm ơn Deleuze: đâu phải triết gia nào cũng đủ sức tạo ra điều này. Nếu đã đọc 10 trang thay vì 8 rất có thể chuyện còn hot hơn nữa.

Thế mà người ta cứ bảo triết học là vô nghĩa, nhất là vô tích sự. (nói thầm) lừa đảo đấy


Câu chuyện chỉ có vậy. NB. tôi đã không dùng đến số điện thoại viết trong mẩu giấy. Nếu người phụ nữ hôm đó ở quán cà phê cạnh mặt nước đọc được những gì tôi viết trên đây thì bỏ quá cho tôi cả hai điều, vì đã kể câu chuyện, cũng như vì đã không gọi điện.




(còn nữa)




quyển sách (nói riêng): Jacques Derrida bình luận Edmond Jabès
Deleuze Musique
Tác phẩm nghệ thuật
Fic và Dic
Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


12 comments:

  1. lại lừa đảo :p chả hot tẹo nào

    ReplyDelete
  2. ơ thế mà còn không

    are you that lady?

    ReplyDelete
  3. no, có được cao quá thế đâu

    ReplyDelete
  4. yes nếu đọc được 8 trang kia :)

    ReplyDelete
  5. cái này là một bản thảo cho phim ngắn hay sao í nhỉ?

    ReplyDelete
  6. cũng đâu có hot lắm, chỉ cỡ như Charlotte đứng cạnh Johnny Depp tóc vàng nghe Thom hát im a creep, im a weirdo thôi; đùa chứ phim hay vãi, hình dung được cái sân bóng như được kể ở đây, hàng đĩa CD của Virgin, quán cà phê, tàu điện ngầm, nhưng không thấy hiệu sách

    ReplyDelete
  7. nghĩ cũng tiếc, giá kể hôm đó cố đọc hẳn đến trang 15

    ReplyDelete
    Replies
    1. thường thì người ta sẽ làm gì đó cho quốc gia (đau đầu quá)

      Delete
  8. tiếc chứ, nhưng cái đấy là do triết học hehheh
    NL xem phim đê, Paris những năm ngoài 2000, có thấy bến xe bus, nhà hàng, khách sạn, quán bar, nhưng không thư viện, trường đại học, hình cũng không cả Seine với Effeil
    chính ra cái kia không hot bằng cái này
    wth im doing here, i dont belong here

    ReplyDelete
  9. Mặt nước lớn ấy nó vẫn vậy hay đã khác rồi?

    ReplyDelete