[không phải quyển nào của Nhượng Tống mà tôi có cũng đẹp như Nam Hoa Kinh]
Tất nhiên, bài viết về Sử ký ở kia, phần sắp tới sẽ liên quan nhiều đến Nhượng Tống và bản dịch trên đây, nhưng hốt nhiên tôi nhận ra dường như chưa từng có ai thực sự xem bản Sử ký Nhượng Tống này, thử tìm thông tin trên Internet thì thấy gần như không có, nếu có thì cũng sai lạc lung tung, nên thôi, tôi lại làm quách luôn - đỡ cho các nhà Hán-Nôm học Việt Nam một công việc nữa nhé. Tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản.
Tại Việt Nam, Nhượng Tống phải được tính là dịch giả đầu tiên của Sử ký. Trước Nhượng Tống, cũng có người đã dịch lẻ tẻ đăng báo, nhưng bản Sử ký 1944 này chính là lần đầu tiên một dung lượng không nhỏ của bộ sách được dịch và in thành sách.
Đây là thời điểm Nhượng Tống đã dịch và cho in ba trong "lục tài tử thư" (Mái Tây tức Tây Sương ký, Ly Tao và Thơ Đỗ Phủ). Sử ký là thứ tư, và không lâu sau đó sẽ là Nam Hoa Kinh. Tôi tin là Nhượng Tống có liên quan đến cả bản dịch Thủy hử mà sau này nhà Tân Việt sẽ in (có lẽ Nhượng Tống đã dịch một ít rồi sau đó nhà Tân Việt cử người làm thêm).
Bởi theo sát "lục tài tử thư" như vậy nên trong sách, ngay lập tức Nhượng Tống nhắc tới Kim Thánh Thán:
và thể hiện mong muốn sẽ có ngày dịch đầy đủ Sử ký:
Nhượng Tống cũng nói rõ: "tạm dịch hầu các bạn những đoạn văn mà người xưa cho là hay nhất trong bộ Sử ký của Tư-Mã Thiên": về cơ bản, các thiên mà Nhượng Tống dịch đều là trích. Bản dịch của Nhượng Tống có hai điểm quan trọng: thứ nhất, Nhượng Tống dịch kèm lời bàn của Lâm Tây Trọng (tức là Lâm Vân Minh), một số thiên có thêm "Lời bàn của kẻ dịch", và thứ hai (đây là điểm rất đặc biệt): phần "Biểu" thiếu vắng trong bản dịch Phan Ngọc thì ở đây lại có.
Dưới đây là danh sách các thiên trong Sử ký bản dịch của Nhượng Tống, trong ngoặc vuông là tương ứng tên và thứ tự thông dụng của bộ sách.
I. Tự tự [130. Thái sử công tự tự]
II. Tán về bản kỷ năm đời Đế [1. Ngũ đế bản kỷ]
III. Hạng Võ, trong trận Cự Lộc [7. Hạng Vũ bản kỷ]
IV. Biểu sáu nước [15. Lục quốc niên biểu]
V. Phạm Lãi ba lần dời đổi [41. Việt Vương Câu Tiễn thế gia]
VI. Nguyệt biểu vào khoảng Tần, Sở [16. Tần Sở chi tế nguyệt biểu]
VII. Bữa tiệc Hồng Môn [7. Hạng Vũ bản kỷ]
VIII. Niên biểu chư hầu từ khi Hán lên đến giờ [17. Hán hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu]
IX. Trận Cai Hạ [7. Hạng Vũ bản kỷ]
X. Lời tán về bản kỷ Hạng Võ [7. Hạng Vũ bản kỷ]
XI. Niên biểu các vương hầu, công thần của Cao Tổ [18. Cao Tổ công thần hầu giả niên biểu]
XII. Phép bình chuẩn [30. Bình chuẩn thư]
XIII. Thế gia thày Khổng [47. Khổng Tử thế gia]
XIV. Tán Tiêu tướng quốc [53. Tiêu tướng quốc thế gia] (Tiêu Hà)
XV. Tán Tào tướng quốc [54. Tào tướng quốc thế gia] (Tào Tham)
XVI. Chu Á Phu đóng quân ở Tế Liễu [57. Giáng hầu Chu Bột thế gia] (Chu Á Phu là con của Chu Bột)
XVII. Truyện Bá Di [61. Bá Di Thúc Tề liệt truyện]
XVIII. Tán Lưu hầu [55. Lưu hầu thế gia] (Trương Lương)
XIX. Truyện Quản, Án [62. Quản Án liệt truyện]
XX. Tán Trần thừa tướng [56. Trần thừa tướng thế gia] (Trần Bình)
XXI. Lời tán về truyện Ngũ Tử Tư [66. Ngũ Tử Tư liệt truyện]
XXII. Lời tán về truyện Thương Ưởng [68. Thương quân liệt truyện]
XXIII. Trương Nghi vào làm khách khanh nước Tần [70. Trương Nghi liệt truyện]
XXIV. Mao Toại sang Sở [76. Bình Nguyên quân Ngu Khanh liệt truyện]
XXV. Lời tán về truyện Bình Nguyên quân [76. Bình Nguyên quân Ngu Khanh liệt truyện]
XXVI. Lời tán về truyện Phạm Thư, Sái Trạch [79. Phạm Thư Thái Trạch liệt truyện]
XXVII. Lời tán về truyện Liêm Pha cùng Lạn Tương Như [81. Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện]
XXVIII. Truyện Khuất Nguyên [84. Khuất Nguyên Giả Sinh liệt truyện]
XXIX. Khoái Thông thuyết viên lệnh Phạm Dương cùng Vũ Tín Quân [89. Trương Nhĩ Trần Dư liệt truyện]
XXX. Tên lính chăn ngựa thuyết tướng Yên [89. Trương Nhĩ Trần Dư liệt truyện]
XXXI. Lời tán về truyện Trần Dư, Trương Nhĩ [89. Trương Nhĩ Trần Dư liệt truyện]
XXXII. Lời tán về truyện Ngụy Báo, Bành Việt [90. Ngụy Báo Bành Việt liệt truyện]
XXXIII. Tùy Hà thuyết Cửu Giang vương [91. Kình Bố liệt truyện]
XXXIV. Khoái Thông thuyết Hàn Tín [92. Hoài Âm hầu liệt truyện]
XXXV. Hàn Tín khi về Hán [92. Hoài Âm hầu liệt truyện]
XXXVI. Lời tán về truyện Hoài Âm hầu [92. Hoài Âm hầu liệt truyện]
XXXVII. Lời tán về truyện Loan Bá, Quý Bá [100. Quý Bố Loan Bố liệt truyện]
XXXVIII. Tựa truyện các khốc lại [122. Khốc lại liệt truyện]
XXXIX. Tựa truyện du hiệp [124. Du hiệp liệt truyện]
XL. Truyện Thuần Vu Khôn [126. Hoạt kê liệt truyện]
XLI. Bài tựa truyện hóa thực [129. Hóa thực liệt truyện]
XLII. Truyện Kinh Kha [86. Thích khách liệt truyện]
XLIII. Thế gia Ngô Thái Bá [31. Ngô Thái Bá thế gia]
XLIV. Thế gia Lưu hầu [55. Lưu hầu thế gia]
XLV. Truyện Liêm Pha và Lạn Tương Như [81. Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện]
XLVI. Truyện Dự Nhượng [86. Thích khách liệt truyện]
XLVII. Truyện Biển Tước [105. Biển Thước Thương công liệt truyện]
XLVIII. Truyện tướng quân Lý Quảng [109. Lý tướng quân liệt truyện]
XLIX. Truyện Lã Bất Vi [85. Lã Bất Vi liệt truyện]
cộng thêm: Phụ lục ("Bức thư trả lời Nhâm Thiếu Khanh" và "Lời tán về truyện Tư Mã Thiên")
Tính tổng cộng, bản dịch Sử ký của Nhượng Tống động chạm (theo các mức độ khác nhau) đến:
- 2 trên 12 bản kỷ ("Ngũ đế bản kỷ" và "Hạng Vũ bản kỷ")
- 4 trên 10 biểu
- 1 trên 8 thư (cũng là "Bình chuẩn thư" như bản Phan Ngọc)
- 8 trên 30 thế gia
- 21 trên 70 liệt truyện
tổng cộng: 36 thiên
(cũng có thể tôi tính nhầm, để lúc khác kiểm tra, ù hết cả đầu)
-----------
Bổ chú
Cái tên Lâm Tây Trọng xuất hiện trong bản dịch tiếng Việt Sử ký của Nhượng Tống khiến người ta cần đặt câu hỏi, vì như thế khả năng cao là Sử ký ở đây nằm trong một bản bình chú của Lâm Tây Trọng (Lâm Tây Trọng là một nhân vật cuối Minh, đầu Thanh, chủ yếu nổi tiếng về chú giải Trang Tử - đây có lẽ là đầu mối khiến Nhượng Tống quan tâm đến Lâm Tây Trọng, như trên đã nói, bản dịch tiếng Việt Sử ký được in không lâu trước khi in bản dịch tiếng Việt Nam Hoa kinh). Nhưng Lâm Tây Trọng lại không có bản bình chú Sử ký nào.
Thì ra Lâm Tây Trọng có một bộ tên là Cổ văn tích nghĩa, trong đó Sử ký là một bộ phận (trước Sử ký có Tả truyện), trong đó Lâm Tây Trọng trích từ Sử ký, viết thêm lời bình. Không phải dễ dàng mà hiểu ra được con đường đi lòng vòng ấy. Các tìm kiếm trên đây được thực hiện bởi sự kiên nhẫn phi phàm và năng lực nhạy bén của bạn Quách Hiền. Hết sức cảm ơn bạn Quách Hiền :p
Có thể thấy là về cơ bản, Nhượng Tống sử dụng bản Sử ký do Lâm Tây Trọng soạn. Nhưng vẫn có những khác biết nhỏ, điều đó cho thấy hoặc Nhượng Tống tự thêm bớt, hoặc giả văn bản Lâm Tây Trọng mà Nhượng Tống dùng hồi ấy cũng có khác biệt so với những gì đã tra cứu ra. Câu chuyện này cần phải được tìm hiểu thêm. Dưới đây là mục lục Sử ký trong Cổ văn tích nghĩa của Lâm Tây Trọng:
1. Ngũ đế bản ký
tán
2. Hạng Vũ Cự Lộc
chi chiến
3. Hạng Vũ bản
kỷ tán
4. Lục quốc biểu
5. Tần Sở chi tế
nguyệt biểu
6. Hán hưng dĩ lai chư hầu niên
biểu
7. Bình chuẩn
thư
8. Phạm Lãi tam
bộ thành danh
9. Khổng Tử thế
gia tán
10. Tiêu tướng
quốc thế gia tán
11. Tào tướng quốc
thế gia tán
12. Lưu hầu thế
gia tán
13. Trần thừa tướng
thế gia tán
14. Chu Á Phu
quân tế liễu
15. Bá Di liệt
truyện
16. Quản Án liệt
truyện
17. Ngũ Tử Tư liệt
truyện tán
18. Thương Quân
liệt truyện tán
19. Trương Nghi
nhập Tần vi khách khanh
20. Mao Toại chí
Sở định tòng
21. Bình Nguyên
Quân liệt truyện tán
22. Phạm Thư
Thái Trạch liệt truyện
23. Liêm Pha Lạn
Tương Như liệt truyện tán
24. Khuất Nguyên
liệt truyện
25. Thuyết Phạm
Dương lệnh cập Vũ Tín Quân
26. Lính nuôi ngựa
thuyết tướng Yên quy Triệu
27. Trương Nhĩ
Trương Dư liệt truyện tán
28. Ngụy Báo
Bành Việt liệt truyện tán
29. Tùy Hà thuyết
Cửu Giang Vương Bố quy Hán
30. Khoái Thông
thuyết Hàn Tín
31. Hoài Âm Hầu
liệt truyện tán
32. Quý Bố Loan
Bố liệt truyện tán
33. Khốc lại
truyện tự
34. Du hiệp liệt
truyện tự
35. Thái Sử công tự
tự
36. Báo Nhậm thiếu khanh thư
Vài hình ảnh từ Cổ văn tích nghĩa:
"Ngũ đế bản kỷ tán":
"Hạng Vũ Cự Lộc chi chiến":
"Hạng Vũ bản kỷ tán":
Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính
Nhượng Tống về Hồ Văn Mịch
Nhượng Tống dịch Ngọc lê hồn
Tiếp tục tác phẩm hiếm của Nhượng Tống
Meaulnes và Lương Ngọc
Liêu Trai chí dị
Lan Hữu trở lại
Một chương Lan Hữu
Vài dật sự về Nhượng Tống
Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính
Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã
Vài dật sự về Nhượng Tống
Yên Bái. 17/6/1930. Phó Đức Chính
Nhượng Tống về Phạm Hồng Thái và Tâm Tâm xã
Ông ơi, không phải Nhượng Tống dịch 36 thiên "Sử ký" của Tư Mã Thiên, mà chính xác là Nhượng Tống dịch 36 thiên "Sử ký" Tư Mã Thiên đã được Lâm Tây Trọng trích lại và điểm bình. Cụ thể như vầy: ông Lâm Tây Trọng có một tập sách tên là "Cổ văn tích nghĩa" chuyên phân tích bình luận các sự kiện lịch sử trong cổ văn, như Tả truyện, Sử ký...vvv. Lâm Tây Trọng chọn ra 36 sự kiện gắn liền với 36 nhân vật theo ông ấy là quan trọng nhất trong "Sử ký" của Thái sử công, hoặc trích lại nguyên văn nội dung từ Sử ký, hoặc tóm tắt lại, rồi bình luận. Thí dụ, thiên Hạng Vũ, Lâm Tây Trọng chỉ chọn chép lại sự kiện trận Cự Lộc, và điểm bình phân tích về riêng sự kiện này. Nhượng Tống chính là đã dịch toàn bộ phần viết về "Sử ký" này trong "Cổ văn tích nghĩa" mà không phải dịch trực tiếp từ bản "Sử ký" của Tư Mã Thiên.
ReplyDeleteok, thì chỉ nói là "động chạm" còn gì
ReplyDeleteTrong "Hồng lâu mộng", em Lâm Đại Ngọc em ấy làm thơ có câu "Vô đoan lộng bút thị hà nhân/Tác tiễn "Nam hoa", "Trang tử nhân"..."Trang tử nhân" là một cuốn sách của Lâm Tây Trọng đưa ra những kiến giải về Nam hoa kinh của Trang Tử. Câu hỏi là: Vì dịch "Nam hoa kinh" nên Nhượng Tống tìm được sách của Lâm Tây Trọng, rồi từ đó tìm được "Cổ văn tích nghĩa", hay ngược lại, vì dịch phần "Sử ký" trong "Cổ văn tích nghĩa" trước, Nhượng Tống đọc "Trang tử nhân", rồi từ "Trang Tử nhân" mà dịch "Nam hoa kinh"?
ReplyDeleteVụ này phải cảm ơn cậu. Đợt cậu định tổ chức toạ đàm về Nhượng Tống, cậu cung cấp tất cả các tư liệu của Nhượng Tống cho mọi người đọc và viết bài nên mới biết được về bản "Sử ký" này của Nhượng Tống. Chỉ riêng sự xuất hiện của Lâm Tây Trọng ở Việt Nam đã là một câu chuyện hay ho rồi í. :p
ReplyDeletemà không phải 36 thiên, sách Sử ký Nhượng Tống dịch gồm 49 thiên, ở trên kia tớ tính gộp các thiên tách từ thiên của Sử ký zin (có thể là tính sai đấy) nên mới bảo là 36 thôi, sách gốc Lâm Tây Trọng có 49 thiên như thế này không? (phần ngoặc vuông là tớ tự thêm vào để tiện sổ sách)
ReplyDeletecó lẽ đi từ Trang Tử đến Tư Mã Thiên thì hợp lý hơn là ngược lại
bổ chú
ReplyDeleteẶc ặc. Được ông cảm ơn mà tôi sợ rợn cả người :p
ReplyDeleteHồi tôi mượn được của NL cuốn này mà không dám photo vì mong manh quá :(
ReplyDeletethật ra, hồi í là bản in lại sau này :p
ReplyDelete