Apr 7, 2018

Nguyễn Văn Vĩnh là ai

Tiếp tục câu chuyện dịch giả lớn của Việt Nam (xem ở kia). Ở riêng lĩnh vực (khu vực) này có nhiều điều, ít nhất là không ít, ở đây ta hãy chỉ nói một điểm: có những dịch giả giỏi nhưng không lớn (một ví dụ: xem ở kia), hoàn toàn giống thiên tài thì khác tài năng (thậm chí chẳng có gì liên quan): xem ở kia (câu chuyện ấy sẽ được tiếp tục sớm).

Tôi biết chắc chắn một điều: những gì mà tôi làm, cụ thể là một Kritik nhằm vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam (tôi từng nói rõ, Kritik của tôi đi vào cả lý thuyết, lịch sử và nước ngoài), về cơ bản sẽ bị coi như là vu khoát, là nói chung chung. (Hệ quả: sẽ chẳng ai, chẳng cá nhân nào, thấy có liên quan.) Điều ấy tôi chấp nhận ngay (về cơ bản, tôi chấp nhận mọi thứ, kể cả những gì người ta nghĩ là không bao giờ tôi đi chấp nhận, nhưng chính những điều người ta nghĩ không bao giờ tôi chấp nhận, thì tôi lại chấp nhận rất dễ dàng), tuy hiển nhiên mọi điều tôi nói đều vô cùng cụ thể. Nếu muốn cụ thể hơn nữa, tôi chỉ cần lấy ra bất kỳ một chủ đề nào không ai không biết, là Kritik của tôi có ngay màu sắc của bằng chứng vững vàng.

Tôi chọn luôn một chủ đề mà toàn dân đều biết: Nguyễn Văn Vĩnh.

Và tôi khẳng định, không một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam nào biết về Nguyễn Văn Vĩnh hết. (tức là, có thể nói rằng các Kritik của tôi, từ trước đến nay, vẫn còn ở mức quá cao). Tôi có một câu hỏi rất nhỏ: có nhà nghiên cứu văn học nào từng đọc quá một bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh không?  Nếu nâng mức lên "quá hai", tôi nghĩ là tuyệt đối không còn lấy một mống.

Thế nhưng ai cũng nói đến Nguyễn Văn Vĩnh hết. Nói khơi khơi, nói xơi xơi. Nói tàn nói hủy. Dường như gần đây cả ông Vương Trí Nhàn cũng lại nói đến Nguyễn Văn Vĩnh, gọi Nguyễn Văn Vĩnh là nhà xã hội học hay cái gì đó tương tự. Kiểu người như Vương Trí Nhàn, mở miệng là văn hóa văn hóa thật ra không bao giờ thực sự biết gì, mà chỉ tưởng là mình cái gì cũng biết: văn hóa đối với Vương Trí Nhàn cũng như một dây khác không là gì khác ngoài một chiêu bài biện minh (xem thêm cơ chế của biện minh trong phê bình văn học ở kia). Cũng giống như khi Vương Trí Nhàn phê phán sự phê phán Phạm Quỳnh của Đặng Thai Mai, ông chẳng biết Đặng Thai Mai đang nói gì (à, Vương Trí Nhàn có biết Charles Maurras là ai không?), ông cũng lại tiếp tục như vậy ở nhiều trường hợp khác, và lan sang cả Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng vốn dĩ là người ở bên cạnh, sát sàn sạt Tô Hoài và Nguyễn Khải suốt nhiều chục năm, ông Vương Trí Nhàn cũng đâu có đủ sức nhìn thấy họ? Tô Hoài mà đã không thấy nổi (Tô Hoài bé tí tẹo) thì Nguyễn Văn Vĩnh, đơn giản là không thể. Mấy thứ được gọi là "hiện đại hóa" với cả "thói hư tật xấu" thì mới đúng là vu khoát đấy.

Kiểu như vậy không hiếm, rất không hiếm: một giáo sư hoàn toàn có thể viết lời tựa cho một cuốn sách mà giáo sư ấy không hề biết nội dung (xem ở kia). Thật tình cờ, cuốn sách trong đường link lại là sách của Nguyễn Văn Vĩnh. Cũng về Nguyễn Văn Vĩnh, xem thêm ở kia. Phan Khôi mà sống vào thời này, thế nào cũng sẽ lại có một vụ án "học phiệt" nữa. Sẽ vô cùng hấp dẫn.

Và Phan Khôi, thật ra Phan Khôi như thế nào? Tôi sẽ không mở rộng nội dung bình luận ở đây, vì chủ đề đang là Nguyễn Văn Vĩnh, nhưng ở địa hạt Phan Khôi người ta cũng hiểu nhầm rất nhiều, có thể nói là hiểu nhầm hết: ấy là vì không nắm được một điều cốt yếu, và điều ấy là tinh thần Phan Khôi. Tôi sẽ sớm trở lại, nhưng tôi có thể nói luôn nguyên tắc: các tinh thần  (góc tù ấy, bẹt ấy) thì không thể nắm bắt được tinh thần của Phan Khôi, là dạng tinh thần nhọn.

Trước khi đi vào câu hỏi "Nguyễn Văn Vĩnh là ai?": xem một bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh do Nguyễn Giang (giai đoạn nhà xuất bản Hoành Sơn) phụ trách tái bản ở kia.

Thật ra, điều gì đã xảy ra? Tại sao ngày nay không ai biết Nguyễn Văn Vĩnh đã làm gì? Tại sao không ai biết dịch giả số một, dịch giả vĩ đại nhất của Việt Nam, như thế nào? Tại sao độc giả không thể tìm nổi một bản dịch văn chương đúng nghĩa nào của Nguyễn Văn Vĩnh? Và đồng thời, giới nghiên cứu, rồi báo chí, etc. etc. không ngừng nghỉ nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh? Điều này hoàn toàn giống nếu như người ta nhắc đến Nguyễn Du không mỏi miệng nhưng ngoài hiệu sách không thể mua được bản Kiều nào.

Mà Nguyễn Văn Vĩnh thì rất liên quan đến Kiều (xem ở kia). Trong ảnh là Kiều Nguyễn Văn Vĩnh, nhưng là về sau, dưới đây tôi sẽ nói chi tiết hơn, riêng về chuyện Nguyễn Văn Vĩnh dịch Kiều.

Ta hãy xem thử:


Những người Khốn khổ nào?
Ba chàng Ngự lâm pháo thủ nào?

Ta hãy xem, không chỉ các nhà nghiên cứu, mà đến cả (những) người có cái danh xưng con cháu, hậu duệ, luôn luôn giương cao ngọn cờ vinh danh cho tiền nhân, cũng chẳng biết gì về Nguyễn Văn Vĩnh nốt. Họ không hề biết đến cả tên sách của Nguyễn Văn Vĩnh. Và họ nói "Tổng số đầu sách Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch khoảng 30 tác phẩm etc.": có lẽ phải rút ra kết luận là con cháu nhà ấy còn không biết khái niệm "đầu sách" nghĩa là như thế nào. Hiểu biết thì như thế, nói năng thì lung tung như thế, vậy mà cũng dám đứng ra chủ biên với cả xiển dương này nọ. Ông Vĩnh ông ấy bóp cổ đấy.

Và, không có gì đáng ngạc nhiên, trang sách trên đây được chụp từ một sản phẩm của nhà xuất bản Tri thức. Không, nhà xuất bản Tri thức mới chính là lò lớn sản xuất ra sách dở ở Việt Nam suốt nhiều năm ròng. Đấy là vì họ đâu có biết (chỉ ở mức tối thiểu) một cuốn sách thì nghĩa là như thế nào.

Con cháu, hậu duệ là tai họa cho rất nhiều nhân vật (chưa nói nhỏ hay lớn). Một trường hợp tương tự: nhà Trần Dần. Năm xưa, có một nhân vật nói: nhà ấy, bố hổ nhưng sinh con chuột. Nhân vật ấy không biết mình đã đúng đến mức nào; và nhân vật ấy cũng không biết, đó là điều duy nhất đúng mà mình từng nói.

Vậy thì, Nguyễn Văn Vĩnh là ai?

Nguyễn Văn Vĩnh là người của những con số 6. Tức là, Nguyễn Văn Vĩnh có các vòng tròn mười. Vẫn chưa hiểu à? Tức là, chu kỳ của Nguyễn Văn Vĩnh là chu kỳ mười năm.

Năm 1896 là năm của "Nguyễn Văn Vĩnh thủ khoa". Năm 1906 là "đấu xảo Marseille", bước ngoặt lớn trong đời Nguyễn Văn Vĩnh. Năm 1936 là cái chết (thêm một cái chết trôi sông trong lịch sử văn chương Việt Nam - xem thêm ở kia và cả ở kia, Vũ Anh Khanh). Tổng cộng, có năm số 6. Tôi tạm bỏ qua một số 6 rất quan trọng; dưới đây sẽ là 1916.

Năm 1916 của Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí là năm cho thấy rất rõ một khuôn mặt Nguyễn Văn Vĩnh nhà báo (thủ lĩnh báo chí thì đúng hơn) và Nguyễn Văn Vĩnh dịch giả. Năm 1916, Đông Dương tạp chí ra rất đều đặn. Đó là một tờ tuần báo (hebdomadaire), mỗi số gồm 8 trang.

Một tờ tuần báo mà ra đều đặn trong vòng một năm, thì sẽ có bao nhiêu số? Câu hỏi rất dễ: sẽ có 52 số. Thế nhưng mà không, Đông Dương tạp chí năm 1916 với số đầu ra ngày 2 tháng Giêng và số cuối ra ngày 31 tháng Chạp, có tổng cộng 54 số.

Đây là trò lừa của toán học. Toán học không chính xác như người ta tưởng. Ta cứ hình dung như sau:

Đối với tuần báo (đều đặn, không có gì bất thường), nếu số đầu tiên của một tháng ra ngày mồng 3 thì chắc chắn tháng ấy sẽ có 5 số báo chứ không phải 4 như thông thường, nếu đó là tháng 31 ngày; với tháng 30 ngày thì nếu số đầu tiên ra vào mồng 1 hay mồng 2 thì chắc chắn có 5 số. Có hiểu không?

Vì một số đặc điểm, về cấu trúc ngày tháng của năm trong tương ứng với ngày ra báo, tuần báo Đông Dương tạp chí năm 1916 có tổng cộng 54 số.

Tất cả đều đang nghĩ tôi bị lẩn thẩn. Cũng có thể, nhưng tôi muốn nói một điều: việc tính ra đúng số báo không hề là hiển nhiên. Như ở kia tôi đã nói: một nhà nghiên cứu kỳ cựu như Lại Nguyên Ân không thể tính đúng một tờ báo (nói đúng hơn, một ấn phẩm định kỳ, một périodique) có bao nhiêu số. Giới nghiên cứu văn học Việt Nam không chỉ thường không biết đọc, đến cả cộng trừ căn bản, tôi ngờ họ cũng không thực sự biết nốt. Từ đó mà Nguyễn Văn Vĩnh etc. etc.

Mở màn cho Đông Dương tạp chí năm 1916, số 51, ngày 2 tháng Giêng, là (ô, lạ chưa) Phạm Quỳnh. Đó là bài "văn-học bình-luận", cụ Thượng tương lai viết về "bài diễn-kịch" Thờ nước của Henri Lavedan; dường như bài này sẽ không được đưa vào Thượng Chi văn tập, tuy rằng về sau Phạm Quỳnh không ít lần nhắc tới Lavedan; về Lavedan, chính ra lại phải xem ở kia. Nhưng đây là lần duy nhất Phạm Quỳnh xuất hiện trên toàn bộ quý thứ nhất (ba tháng đầu năm 1916 - tôi định làm cả năm nhưng lên cơn lười, chỉ nói đến ba tháng đầu) của Đông Dương tạp chí năm ấy. Ngôi sao của giai đoạn này phải là Phan Kế Bính (Phan Kế Bính cần được liệt kê vào - và với niên đại rất sớm - số những người dịch Sử ký Tư Mã Thiên); à nhưng đó là ngôi sao thứ hai, còn ngôi sao lớn nhất tất nhiên là Nguyễn Văn Vĩnh.

Trên tất cả các số của Đông Dương tạp chí ở đoạn đang khảo sát đều có bản dịch Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh; số nào cũng có ít nhất là một trang rưỡi (cuối cùng), không thì hai trang; ta biết bản dịch Kiều đã được Nguyễn Văn Vĩnh in từ trước, nhưng rồi Nguyễn Văn Vĩnh lại tiếp tục, giống như là dịch đi dịch lại - đây sẽ công việc rất dài, tôi sẽ trở lại chi tiết sau. Trong quý một của năm 1916, Đông Dương tạp chí còn đăng (ở đây chỉ tính những cái nhiều kỳ) Đào-hoa-mộng ký (Phạm Quang Sán dịch nôm); tác phẩm của Cao Bá Nhạ (gọi là "Bài Tự-tình"); loạt bài "Gương phong tục" của Đoàn Duy Bình; "Chuyện Hoa-tiên" (Ng.-văn-Nghị phụ trách).

Phần dịch Pháp văn (sang tiếng Việt: nghĩa là trên Đông Dương tạp chí Nguyễn Văn Vĩnh chơi cả version lẫn thème) mới là chỗ tung hoành của Nguyễn Văn Vĩnh (kèm thêm, lác đác, Nguyễn Văn Tố dịch trích đoạn De L'Allemagne của Madame de Staël - oui; Phạm Duy Tốn dịch Édouard Laboulaye, etc.).

Số ngày 31 tháng Giêng: Nguyễn Văn Vĩnh dịch "Dignité de la pensée" (trích từ Pensées của Pascal)
Số ngày 13 tháng Hai: Nguyễn Văn Vĩnh dịch Anatole France (rất dài), bài "Ce que disent nos Morts" lấy từ tờ Le Petit Parisien.
Số ngày 20 tháng Hai: dịch bài "Penser par soi-même" của Guénard, không ghi tên người dịch, nhưng nhiều khả năng là Nguyễn Văn Vĩnh
Số ngày 27 tháng Hai: dịch (ký tên V.) Stendhal, "Devoir et prudence", trích từ Correspondance.
Số ngày 12 tháng Ba: dịch (ký tên V.) Victor Cousin, trích từ Du vrai, du beau, du bien.
Số ngày 19 tháng Ba: dịch (ký tên N.-v.-V.) Rousseau, trích từ Émile.
Số ngày 26 tháng Ba: bài dịch (dài) không ghi tên người dịch nhưng nhiều khả năng cũng là Nguyễn Văn Vĩnh, của Raymond Poincaré "quan Giám-quốc".


Tôi sẽ sớm quay trở lại với Nguyễn Văn Vĩnh, và không chỉ Đông Dương tạp chí: L'Annam Nouveau rất quan trọng, chẳng hạn, dưới đây mới chỉ là vài ví dụ nhỏ (và L'Annam Nouveau cũng mới chỉ là một):





Và tất nhiên, còn cả những gì Nguyễn Văn Vĩnh đã in thành sách (nhất là khi còn sống); trong đó có một thứ rất quan trọng, tất nhiên liên quan tới chính "số 6" còn lại mà tôi còn tạm thời để lại.



Một bình luận

Tôi nghĩ thời chúng ta đã tìm được hình ảnh rất đúng cho bản thân nó, có tính cách biểu tượng cao độ. Hình ảnh ấy là, mới đây, Nguyên Ngọc trao giải thưởng cho (đại diện gia đình của) Phạm Quỳnh. Như vậy là họ đã tìm đến với nhau: giá trị giả lớn nhất của thời hiện tại và giá trị giả lớn nhất của thời trước đây. Ô, thế các vị vẫn không hiểu bài học của Phan Khôi à: hai chữ "học phiệt" hồi ấy Phan Khôi tặng cho Phạm Quỳnh nghĩa là gì, các vị không hiểu thật à? đấy chính là học đểu, trong đối sánh với thực học. Phan Khôi không nhằm vào tư cách chính trị (mà thời điểm 1930 thì đã có gì đâu) của Phạm Quỳnh, mà Phan Khôi nhằm (vô cùng chuẩn xác) vào cái học giả dối ở Phạm Quỳnh. Một người có cái học giả dối như Nguyên Ngọc vinh danh Phạm Quỳnh: trong tất tật những gì lệch lạc vẫn có một điều rất đúng: thêm một lần nữa khái niệm "famille d'esprits" của Sainte-Beuve lại đúng; dịch nôm na, khái niệm nghe có vẻ nguy hiểm kia thật ra rất dễ hiểu: đó chính là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Tôi sẽ sớm trở lại, nhất là với Nguyên Ngọc.






Đặng Thai Mai           Đỗ Long Vân           Văn Cao           Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

11 comments:

  1. Bác có bộ les miserables của Nguyễn Văn Vĩnh dịch không nhỉ ?

    ReplyDelete
  2. whoah this blog is great i love reading your posts. Keep up the great work!
    You realize, many persons are searching round for this info,
    you can aid them greatly.

    ReplyDelete
  3. Những kẻ khốn nạn í hả? tôi có sẵn kế hoạch cho nó rồi, cái đó gọi là "số 5" (1925, và là Trung Bắc tân văn) tuy không thuộc vào các số 6 huyền thoại (Âu Tây tư tưởng etc.) nhưng cũng rất quan trọng

    ReplyDelete
  4. Ho ho, tu deviens tout excité ! Mais le mois de mars est passé !
    J'aime bien savoir que NVV a traduit l'Emile ! Merci sage chercheur !

    ReplyDelete
  5. bien plus tôt que Nguyễn An Ninh, c'est-à-dire

    et oui, Avril est le mois le plus cruel, aux dires d'un poète pas très grand

    ReplyDelete
  6. dịch giả lớn nhất hẳn phải có candidat đã dịch Kinh Thánh, trước cả Truyện Kiều.

    ReplyDelete
  7. nói cho đúng, Nguyễn Văn Vĩnh toàn chọn đúng "kinh thánh", đó chính là "our" St. Jerome

    ReplyDelete
  8. Ông này và Tô Đông Pha thực ra là một

    ReplyDelete
  9. Good post. I'm experiencing some of these issues as well..

    ReplyDelete
  10. Quote Nhị-Linh : "Tôi biết chắc chắn một điều: những gì mà tôi làm, cụ thể là một Kritik nhằm vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam (tôi từng nói rõ, Kritik của tôi đi vào cả lý thuyết, lịch sử và nước ngoài)."
    Xin hỏi : Ông dùng chữ tiếng Đức "Kritik" kia với nghĩa tiếng Việt nào ? Phê-bình hay là chỉ-trích ? Vì sao lại phải dùng chen tiếng Đức vào câu tiếng Việt như thế ?! Tiếng Việt ngày nay không còn dùng những chữ phê-bình, chỉ-trích nữa à ? Hay là chữ Kritik đã được hoàn-toàn Việt-hóa ? Cứ viết như thế thì người Việt nào đọc cũng hiểu !

    ReplyDelete