Dec 13, 2018

Tại sao École de Genève (1)

Trước thềm (sử dụng biệt ngữ phát: cùng dạng với "trong không khí (náo nức của)", "tiến tới", "thiết nghĩ", etc., những thứ bay như châu chấu trong một định ngôn đặc thù - định ngôn của giới nghiên cứu văn học Việt Nam) một loạt thuyết trình mới (về lịch sử báo chí Việt Nam), tôi quay trở lại với loạt thuyết trình hồi tháng Tư vừa rồi, về lý thuyết văn học và École de Genève. Cần phải trả lời câu hỏi: tại sao École de Genève?

Tôi mới nhìn thấy chương trình giảng dạy của một khoa Văn lớn của cấp đại học Việt Nam: chương trình ấy không khiến tôi kinh ngạc (tôi nghĩ ở một số địa hạt, tôi rất khó thấy kinh ngạc được nữa), nó cũng không khiến tôi thấy buồn cười (đến lúc, buồn cười cũng khó nốt). Tôi nghĩ là tôi không nghĩ gì, tôi cũng nghĩ là không nên nghĩ gì. Vì nghĩ gì thì cũng chẳng để làm gì.

Tại sao École de Genève? Tại vì, trước hết, tôi thấy nhất định phải làm ngược lại toàn bộ một thực hành của cả giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam.

Thực hành ấy có thể miêu tả hết sức ngắn gọn như sau: các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam ra sức đòi làm các đề tài nghiên cứu, nhưng sau đó họ sẽ giấu biến chúng đi. Chẳng hạn: ta rất khó biết đương kim trưởng khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội (tôi quen gọi như vậy) đã viết gì trong luận án tiến sĩ. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ, vì ta gần như không thể biết gần như tất cả các nhà nghiên cứu (không chỉ văn học) ở Việt Nam làm gì trong các đề tài gọi là nghiên cứu (và không chỉ ở cấp độ luận văn, luận án).

Tôi đã ngừng đăng ký thực hiện đề tài (nhìn chung là hằng năm) từ rất lâu, năm bảy năm gì đó. Tôi đã mau chóng nhận ra một số điều trong cái thực hành đã nói ở trên. Dường như có cả một cơ chế rất chung và rộng khắp trong mọi thứ gì liên quan (hoặc có thể coi là liên quan) đến học vấn ở Việt Nam: ở trường đại học, vào rất khó nhưng ra thì rất dễ; trong hoạt động nghiên cứu cũng tương tự: người ta đổ xô đòi làm, nhưng rồi sau đó thì mất hút.

Không, tôi không định đi vào con đường nhàm chán của phê phán cái kiểu đó. Nhưng tôi nhất định làm ngược lại: tôi thực hiện một loạt thuyết trình có mức độ công khai cực đại - có thể gọi là trong suốt, trưng bày cả đến các ghi chép chuẩn bị. Tôi nhằm vào đúng cấu trúc nền tảng của thực hành nghiên cứu.

Văn chương và nghiên cứu văn học là câu chuyện - vấn đề - của định ngôn, hiểu theo nghĩa rộng và trên cùng một lúc nhiều bình diện. Nếu cần miêu tả định ngôn văn chương, tôi sẽ nói: đó là dạng định ngôn ở bên dưới cái đó lại có một cái gì đó khác; tức là, kể cả khi đạt tới mức độ limpide hay transparent (có nhiều văn chương như thế, và có thể có một định nghĩa về văn chương lớn như sau: văn chương lớn thì trong suốt), văn chương vẫn không thể bị thu về một cái này hay một cái kia, rõ ràng (định ngôn văn chương hoàn toàn xa lạ, thậm chí còn chế giễu essentialism, nó chính là phản chứng cho điều đó), từ đó mà có tính cách "équivoque" lừng danh của nó. Vào những giai đoạn khó nhọc nhất cho bản thân nó (bị áp bức, nhưng nhất là bị không hiểu), tính cách "équivoque" luôn luôn là thứ khiến cho văn chương bị hành hạ, ít nhất bị nghi ngại.

Nhưng tại sao lại như vậy? Câu trả lời của tôi, rất đơn giản: đó là vì định ngôn văn chương phải deal với một thứ, đó là viết.

Đến lượt nó, định ngôn của nghiên cứu văn học cũng có một số điểm đặc thù. Nó cũng không thể transparent nốt. Điều này phá đổ mọi ý muốn và toan tính xây dựng một định ngôn nghiên cứu văn học "có tính chất khoa học". Không phải xếp các thứ (các yếu tố - ở trường hợp lý tưởng, mọi yếu tố) lại trong một sơ đồ được quy định bởi lý trí, mà định ngôn nghiên cứu văn học deal được với định ngôn văn chương - và nếu không như vậy, thực hành nghiên cứu là vô nghĩa, thậm chí ngớ ngẩn, hoàn toàn là việc mất thời gian. Đó là ảo tưởng - ở dưới tôi sẽ còn quay trở lại, điều này hết sức quan trọng.

Cũng hết sức đơn giản, sở dĩ như vậy là vì định ngôn nghiên cứu văn học phải deal với một thứ, đó là đọc.


Không nhận thực hiện cái được gọi là các "đề tài nghiên cứu" nữa, đồng nghĩa với - trong bối cảnh Việt Nam - không còn chấp nhận tính cách thiết chế của nghiên cứu. Nghiên cứu văn học (và không chỉ một mình nó) tại Việt Nam đã sụp đổ, chính vì tính cách thiết chế ấy. Các thiết chế không còn chức năng nghiên cứu, một trong các nguyên nhân (rất đơn giản) là chúng bị đông cứng lại trong khía cạnh hành chính (cùng những gì đi kèm).

Quãng thời gian thỉnh thoảng còn phải đi họp, trong đó có những lúc đi họp ở nơi người ta hay gọi theo thói quen là "viện lớn", bỗng tôi nhận ra tôi thấy đặc biệt mệt mỗi lần như thế. Mãi rồi tôi mới hiểu ra, một phần không nhỏ là vì tại những cuộc họp tương tự, gần như người ta luôn luôn nghe thấy giọng Nghệ An. Đúng thế thật, có khủng khiếp nhiều người nói giọng Nghệ An (và Hà Tĩnh) ở các cơ sở nghiên cứu. Tôi nghĩ điều này rất tương tự với cái mà người ta miêu tả: tại một cơ quan nọ có trụ sở tại Hà Nội, mọi nhân viên không cần hỏi nhau xem quê ở đâu (không hỏi tỉnh nào), mà chỉ hỏi ở huyện nào; vì tất tật là người Thái Bình hết.

Điều tôi vừa nói trên đây là tác động của hành chính, chứ không phải của nghiên cứu (tuy tôi công nhận ngay là người Nghệ An và Hà Tĩnh học rất giỏi). Người ta cứ chế giễu một nhân vật nói ngọng, nhưng có nhân vật ở mức tương đương cũng nói ngọng tương tự. Đi họp là để nghe nói giọng Nghệ An và những người ngọng - và nhất là, chẳng bao giờ có cái gì liên quan đến nghiên cứu hết.

Thêm vào đó là bầu không khí của nouveau riche. Một lần, tôi được triệu tập đi họp. Té ra là để tới ngồi nghe một con mụ giảng giải về ý nghĩa cuộc đời, theo tôi là một nhân vật thuộc giới bán hàng đa cấp, đào tạo nhân sự hay làm giàu gì đó. Đến lúc nhân vật trên bục kia bảo thính giả (rất đông, vì tập hợp của nhiều viện nghiên cứu) đứng dậy để đồng thanh hét khẩu hiệu thì tôi chịu không thấu, đi về (tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu hào hứng tham gia). Có vụ như thế là vì người ta nghĩ cần phải "đổi mới" hoạt động nghiên cứu. Điều đó cũng đi kèm với một hình thức không thể nouveau riche hơn: thưởng nóng cho các nhân vật có "công bố quốc tế". Nhưng những cái gọi là công bố quốc tế, trong những gì tôi từng đọc và có thể đánh giá, toàn có chất lượng rất thấp.

Cách đây đã nhiều năm, tôi bỏ nốt cả đề tài Nafosted sau mấy năm đăng ký (đó là đề tài do tôi nghĩ ra nhưng về sau người đứng tên chủ nhiệm không phải tôi). Ta biết từng có chuyện một nữ tiến sĩ bị đánh trượt đề tài mà làm um lên rất kinh. Tôi không nghĩ là mấy hình thức đấu thầu trong hoạt động nghiên cứu có bất kỳ lợi ích gì - rất mau chóng, nó giống hệt đấu thầu trong xây dựng hay mọi lĩnh vực khác. Và càng sặc mùi hành chính cùng nouveau riche.

Quay trở lại với nghiên cứu lý thuyết văn học: điều hài hước là có những người, ta không bao giờ mong biết được họ nghiên cứu gì, như đã nói ở trên, nhưng ở chính xác hướng ngược lại, có những người sản xuất không ngừng nghỉ. Và chuyện cũng giống hệt. Dưới đây tôi sẽ đến với một trường hợp cụ thể.




(còn nữa)



Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


3 comments:

  1. đúng. phải đọc đã chứ! nghiên cứu văn chương ướm chân vào vết chân của việc bình giải các kinh điển cổ, của việc giải thích Kinh Thánh; nhưng việc có thai theo kiểu đó khó hơn kiểu "quan hệ" đóng gạch. ngược lên thời thượng cổ chưa có sách (?) người ta đã phải nghe, rất nhiều. cho nên thuyết trình là một cách căn bản: xung quanh đống lửa (ước lệ tí) việc nghiên cứu tập thành.

    ReplyDelete
  2. hôm ấy thấy ngồi quán cafe vui nhỉ

    ReplyDelete
  3. Thanks for one's marvelous posting! I certainly enjoyed reading it, you could be a great
    author.I will make certain tto bookmarrk your blog and may come backk from now
    on. I want to encourage that you continue your great writing, have a nice day!

    ReplyDelete