Jun 30, 2023

(một người) Lorand Gaspar

một người ngay trước


Khi ở ngay trước mắt có một chồng

(cái chồng ấy)

thì thế nào cũng có lúc cần phải nhấc một trong số những quyển sách (tờ tạp chí, nhưng cũng là quyển sách) lên.


Khi một tờ tạp chí được cấu tạo như thế: về cơ bản, mỗi số chỉ tập trung vào một nhân vật, thì sẽ có hai trường hợp, nhân vật trung tâm ta đã biết, nhiều khi rất rõ và quá rõ; nếu như vậy, vẫn có lúc ta muốn đọc xem số tạp chí còn có thể nói gì về người đó - thậm chí đây mới là chuyện hay xảy ra. Một số khi khác, ở trong một bố trí tinh thần nào đó, ta bỗng muốn xem (ở đây là, nhảy vào) một nhân vật trước đây chưa biết, hoặc chỉ biết loáng thoáng (có biết tên, etc.).

Điều đáng kinh ngạc là Lorand Gaspar (đấy là một người Hungary sống ở Pháp và viết bằng tiếng Pháp), nhắc ngay đến nhân vật ấy: trong một bài về nhạc sĩ Hungary György Kurtág, Gaspar nhắc đến György Ligeti, chính nhờ người thứ hai mà Gaspar biết nhiều điều (một số điều) về cuộc đời nhân vật thứ nhất. Hai György đều sống ở lãnh thổ được coi là Rumani trong một khoảng thời gian, cùng lén vượt biên giới đến Budapest vì muốn học nhạc. Cả hai György đều bị Béla Bartók thu hút mãnh liệt. Họ đã vô cùng sung sướng khi thi đỗ vào Nhạc viện ở Budapest, đồng thời với triển vọng được học Bartók: Bartók sẽ từ Mỹ quay về Budapest để dạy nhạc. Thế nhưng, đúng vào thời điểm họ bắt đầu học ở Nhạc viện, thì có tin Bartók đã qua đời. Ligeti từng hết sức đáng nhớ với các tiểu luận viết về âm nhạc của Bartók.

Một tờ tạp chí như Europe sẽ đăng trong số về một nhân vật nào đó những gì liên quan mà mình thu thập được: nếu có bài trả lời phỏng vấn của đối tượng thì càng tốt (số về Lorand Gaspar có một bài, đặt ở đầu), rồi các bình luận từ nhiều người (các contributor), những gì tác giả có thể cung cấp (các inédit).


cái số ấy đây:


(số 918, tháng Mười 2005)


Nhưng không phải (không hoàn toàn) vậy: cái tên Lorand Gaspar khiến tôi tò mò (cela m'intrigue), tạo ra động lực ngoài ý thức khiến tôi cầm số tạp chí lên từ chồng sách mà nó thuộc về, là vì từ lâu, từ rất lâu, từng có một người bạn chép cho tôi mấy câu thơ của Lorand Gaspar. Mấy câu thơ thì tôi còn thuộc, nhưng cái tên Lorand Gaspar thì tôi đã quên.






Francisco Coloane

(một người) Maurice Pinguet

(một người) Laforgue

(một người) Raymond Roussel

(một người) K. B.

(một người) Littell

Carlo Emilio Gadda

(một người) René Crevel






5 comments:

  1. vô đây rồi nhiều lúc chả hiểu đọc cái gì, đúng là ở tầm cao mới.

    ReplyDelete
  2. bị rồ à?

    làm gì có bất kỳ cái gì khó hiểu:

    có một nhân vật tên là Lorand Gaspar, nhân vật đó là chủ đề cho một số của tạp chí Europe, cùng những chuyện liên quan

    ReplyDelete
  3. sao không viết thế ngay từ đầu?

    ReplyDelete
  4. a, thế thì hơi giống (thật ra là rất giống) đòi "Anna Karenina" phải được viết như sau: "Anna Karenina là một phụ nữ quý tộc, hay mặc váy, trong số những người thân cận có Levin và Kitty. Anna Karenina ngoại tình với Vronsky, một thanh niên đỏm dáng nhưng thật ra rất là vớ vỉn. Cuối cùng, Anna Karenina tự sát ở ga tàu hỏa."

    ReplyDelete
  5. mơ nhilinhblog đổi format khi tròn 15 năm, thỉnh thoảng ‘ảnh, sách có hơi ‘người, như bìa ảnh Lorand Gaspar chẳng hạn

    ReplyDelete