Lẽ ra Paul Valéry không phải "Valéry" mà phải "Valerj" hay cái gì tương tự, nói tóm lại là một cái họ hết sức "barbare": ironie xảy ra liền, vì nhân vật như thể là hình tượng của trí tuệ Pháp, một dạng hậu thân của Descartes, lại có họ quelconque như vậy; và ironie còn lớn hơn nữa, bởi Paul Valéry (khi qua đời được làm quốc tang, hình như sau Victor Hugo chỉ Valéry được hưởng vinh dự ấy) gần như không phải là người Pháp.
Từ một ông bố người đảo Corse và một bà mẹ người Ý, chủ yếu Valéry thấy mình là người Ý nhiều hơn (nhất là cái họ "Grassi" chẳng phải là không oanh liệt bên ngoại).
Ởkia đã nói đến mấy năm cuối cùng của thế kỷ 19, với sự qua đời của mấy nhân vật lớn, Edmond de Goncourt, Paul Verlaine và Stéphane Mallarmé. Có mặt trong mấy đám tang đó là một số nhà văn trẻ tuổi, thế hệ Valéry (Valéry sinh cùng năm với Proust nhưng một đằng thì Pa ri diêng còn đằng kia sinh ra tại vùng Languedoc, tại thành phố nhỏ Sète, cũng là nơi sinh của Georges Brassens; một thời gian dài, thành phố đó tên là "Cette").
Tôi từng không ít lần nhắc đến bộ ba Paul Valéry-Léon-Paul Fargue-Valery Larbaud, nhưng bộ ba "của Valéry" thời trẻ phải bao gồm Valéry cùng André Gide và Pierre Louÿs, nếu không kể người bạn thân thiết Marcel Schwob.
Cái chết của Mallarmé gây tác động rất mạnh lên Valéry trẻ tuổi.
Đoạn ngay trước khi thế kỷ 19 (một thế kỷ đặc biệt dài) kết thúc, không chỉ Stendhal được phát hiện (một trong những người có đóng góp rất lớn trong việc làm cho văn chương Stendhal trở nên vô cùng phổ biến là nhân vật mà chúng ta đã quá quen: Alain), mà rất nhiều thứ của Léonard de Vinci cũng được in ra, các sổ tay ghi chép etc. Điều này quan trọng với Valéry (ở Pháp, Ravaisson-Mollien đóng vai trò lớn trong câu chuyện Vinci).
Ngoài hai người bạn cùng thế hệ, Valéry còn có ba người bạn có thể gọi là "vong niên". Huysmans (đừng quên Joris-Karl Huysmans) ở Bộ Nội vụ; cuốn tiểu thuyết À rebours của Huysmans là nguồn kích hoạt cho rất nhiều thứ ở Valéry (theo như người ta truyền tụng, hình mẫu cho nhân vật chính trong đó, des Esseintes, là de Montesquiou - Proust trẻ tuổi rất không xa lạ - nhưng chính Huysmans phủ nhận điều này). Mallarmé, tất nhiên, nhưng còn có một nhà thơ nữa, José-Maria de Heredia. Heredia, you know, symbolisme, Parnasse (etc.); về phần họ Huysmans, Mallarmé và Heredia cũng là bạn thời trẻ nhưng mối quan hệ về cơ bản nguội lạnh dần, cũng không khác mấy so với ở trường hợp của chính Valéry, với những người bạn của mình - ta sẽ thấy. (Nhất Linh thời trẻ là độc giả của Heredia, như có thể thấy trong một bài báo)
Những người thân cận với Mallarmé (một "cénacle", tại nhà Mallarmé, trên phố Rome) họp tổ vào những ngày thứ Ba, nên họ được gọi là các "mardiste". Về phần mình, Heredia tiếp khách vào thứ Bảy. Heredia có ba cô con gái. Không khác mấy so với nhà Vũ Ngọc Phan hay nhà họ Vi, Heredia có những con rể nổi tiếng: Henri de Régnier và Pierre Louÿs trở thành anh em cọc chèo (ai thích câu chuyện rất salé liên quan đến hai nhân vật ấy thì có thể tìm hiểu; ở đâu tôi đã nhắc đến Joseph Brodsky độc giả của Régnier í nhờ?). Tương tự, vì lấy hai chị em, André Gide và Marcel Drouin trở thành cọc chèo. Valéry cũng lại giống vậy nốt, lần này là với mấy cô gái nhà Manet-Berthe Morisot - cho nên có chút cọc chèo với Ernest Rouart (Julie Manet là cousin của vợ Valéry): hai cặp ấy làm ăn hỏi (à, đúng hơn, ký khế ước hôn nhân: chi tiết hết sức bất ngờ: ngày hôm đó, một nghệ sĩ cello trẻ tuổi đến biểu diễn góp vui, đó chính là virtuoso lớn Pablo Casals, năm ấy mới 24 tuổi) và đám cưới chung.
Giống Huysmans, Valéry cũng là công chức bộ sở: Huysmans thì ở Bộ Nội vụ, còn Valéry thì vào làm cho Bộ Chiến tranh.
Đây là quãng thời gian Paul Valéry không còn muốn trở thành văn nhân nữa. Sau khi viết thơ (rất ít), là đến hai tác phẩm đầu tay: Introduction và Teste, tất nhiên. ("Buổi tối với ông Teste") Introduction à la méthode de Léonard de Vinci là khi Valéry làm cho không ai hiểu gì, còn Teste làm đến cả Maurice Barrès (thời điểm ấy mới ngoài ba mươi tuổi nhưng đã là ông hoàng của thanh niên, một nhân vật nationaliste rất lớn) cũng thấy quay cuồng.
Introduction được đề tặng cho Marcel Schwob, còn Teste được đề tặng cho một người bạn khác, Kolbassine, một người Nga. Về sau, khi tái bản chúng, lời đề tặng cho Schwob được giữ nguyên (cho dù hai người đã không còn thân thiết), nhưng lời đề tặng kia thì biến mất.
Cuối thế kỷ 19 ở Pháp còn là giai đoạn của đi nghĩa vụ quân sự (service militaire). Cả Valéry lẫn Proust đều đi (trong À la recherche có không ít trường đoạn liên quan tới cuộc đời quân ngũ, doanh trại, trong đó có pha kinh điển, Saint-Loup đi xe ngựa qua giả tảng không nhìn thấy Marcel). Và nhất là, giai đoạn của Affaire Dreyfus. Với "vụ" Dreyfus ấy, chúng ta đi thẳng vào cùng một lúc hai thứ: quốc gia chủ nghĩa, và khái niệm "intellectuel".
Đây là một áp phe phức tạp kinh người. Và nhất là, nó gây chia rẽ. Có thể đoán, tình bạn giữa Paul Valéry và Marcel Schwob phai nhạt một phần không nhỏ cũng vì đó. Mỗi người một thái độ, mỗi người một vụ án.
Không khó đoán, Proust là một trong số những "dreyfusard" (mẹ Proust là người Do Thái, Madame Weil) - một người bạn học của Proust cũng mang họ Dreyfus. Trong số văn nhân Pháp thời ấy, Pierre Louÿs có lẽ thuộc các "anti-dreyfusard" dữ dội nhất. Nhưng nhìn vào thái độ (thái độ tức là tư thế) của người hồi đó không hề đơn giản, vì có rất nhiều cung bậc. Như Valéry, sự "anti" của Valéry là một sự điển hình không nhỏ: dường như Valéry thực sự nghĩ viên sĩ quan Dreyfus (đã bị nhốt tù khổ sai ngoài đảo) vô tội, nhưng ở suy nghĩ của Valéry (cũng như rất nhiều người khác), "raison d'État" quan trọng hơn - một sự xử trắng án hoặc phóng thích Dreyfus sẽ gây suy yếu cho quân đội, và do đó, Nhà nước.
Ấy là giữa hai cuộc chiến tranh (dĩ nhiên, Valéry hay Proust trẻ tuổi không thể biết điều đó - họ chỉ biết là một cuộc chiến tranh đã trôi qua không lâu trước đó: Proust sinh ra trong cơn hoảng sợ to lớn của bà mẹ, dạo 1870-71 của Công xã Paris và cuộc chiến Pháp-Phổ), cuộc chiến đã xong mang lại cho nước Pháp một nỗi nhục lớn; các thuộc địa lĩnh đủ, quá trình mở rộng thuộc địa dâng cao, như một "phép bù trừ". Quân dịch là một điều quan trọng, nghiêm túc và không đùa được.
Những ai chưa bao giờ đọc À la recherche cũng có thể biết Combray. Đó là một địa danh proustien kỳ ảo. Những ai đọc qua loa cũng có thể biết Balbec, đó là thêm một địa danh huyền hoặc nữa.
Nhưng địa danh thứ ba thì không dễ biết, nếu không thực sự đọc: đó là Doncières. Như vậy, Combray-Balbec-Doncières, cũng quan trọng không kém bộ ba Vinteuil-Elstir-Bergotte. Những cái tên làm nên bộ khung và cả cấu trúc nền tảng cho Tìm thời gian mất.
Ấy, nhưng quên mất, chủ đề ở đây đang là Valéry, chứ không phải Proust. Với Valéry, ngoài Paris và Sète (cũng như London), một địa danh nữa hết sức quan trọng: Gênes, tức là Genoa, thành phố nước Ý (cộng thêm Trieste, thành phố của bà mẹ - chứ không phải Venezzia như với Proust). Một địa danh như thể có nghĩa, giống "Gênes": cela donne à rêver. Nhưng rất có thể không phải giấc mơ bình thường, mà là ác mộng.
Nhưng, vẫn không sao kiềm chế được, tôi lại nói đến Proust: Proust trong tương quan với Goncourt. Một đoạn rất đáng nhớ của À la recherche là khi xuất hiện một đoạn văn của Goncourt (cf. tome 7, tức là đoạn cuối, tại nhà prince de Guermantes, Le Temps retrouvé) nhưng đây là "faux Goncourt": đoạn ấy làm ra vẻ trích dẫn từ Nhật ký Goncourt, nhưng lại là Proust tự viết. Hoàn toàn có thể nói, từ đầu đến cuối, Proust hết sức trung thành với pastiche.
(còn nữa)
đã tiếp tục "tiếng Việt abc" và "thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ"
Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)
Trong lúc đọc Goncourt (1)
Trong lúc đọc Sainte-Beuve (2)
Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)
Trong lúc đọc Kierkegaard (6) Đầu và cuối
Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum
Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)
Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)
Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)
Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
tiếp tục
ReplyDeletenhà họ Vi hehheh cái tay Vi Rùa Đen này
ReplyDeleteà nhưng NL nhớ nhầm rồi, thấy sao sao nên đi kiểm tra, nếu đúng là muốn nhắc anh Vi thì nhà anh ấy 2 trai 1 gái, anh ĐCT mới là 3 gái và 1 trai, nuôi hộ, chính là Đoàn Dở :D
ReplyDeletekhông, tính chung cả họ hàng, chị em họ, cô cháu các thứ (chứ không chỉ thuần túy con gái như Heredia hay Vũ Ngọc Phan), vì Valéry rơi vào trường hợp tương tự
ReplyDeletethế chắc NL muốn nói Vi nào khác, cứ nghĩ NL muốn nói anh Vi trong truyện Kim Dung
ReplyDeletetất nhiên là Vi khác rồi
ReplyDeleteVi Văn Định
ReplyDeleteProust n'est pas loin. Cependant, ce n'est pas le goût de la madeleine qui fait ressusciter le souvenir.
ReplyDelete