Mar 13, 2022

(một người) Littell

thêm một "1nguoi"

Littell, nhưng không Jonathan, mà Robert

(tiếp tục "33": Shakespeare từng gặp Cervantes?, "C""Jacques")


(rất nhiều liên quan)


Trước đây, tuy chưa bao giờ đọc Robert Littell nhưng tôi biết không ít chi tiết về Robert Littell (ai mà chẳng?); tôi còn biết đến cả chuyện, đó là một cựu phóng viên của Newsweek.

Cứ thế (tức là tôi cứ tiếp tục thân phận không-độc giả của Littell Senior) cho đến ngày rơi trúng quyển sách này (nói đúng hơn, nó rơi trúng vào tôi - nói như vậy hình như giảm bớt được mức độ trách nhiệm, ít nhất là một ít):


(A Nasty Piece of Work)

Thế là, kể từ đó, tôi bắt đầu



Tức là, trong Saloperie, nhân vật chính (Gunn, 2 n) nghe Nat King Cole (từ đó ta đoán ngay được niên đại, hay còn gọi là độ tuổi), và là "Almost Like Being in Love" chứ không phải "Unforgettable" hay "Nature Boy"; không chỉ nghe Nat King Cole, Gunn còn nghe Bo Diddley (trong lúc viết những dòng này, tôi cũng nghe Bo Diddley, The Best Of, full album; Bo Diddley chứ không phải Nat King Cole: dẫu thế nào, cái miệng của Nát cũng quá đáng sợ; và không hề nát). Nhân vật nữ (tên rất lạ: rất nên đọc Nasty, dẫu chỉ là để biết cái tên ấy; điều này - cái tên, cũng như họ kỳ lạ - được giải thích bằng nguồn gốc Corse) nói với nhân vật chính còn lại là mình còn không biết Bo Diddley là ai: điều này tương đối dễ hiểu và cũng cho thấy niên đại (độ tuổi). Gunn là cựu nhân viên CIA, dính phốt ở Afghanistan nên bị tống khứ, trở thành thám tử tư ở bang New Mexico (lấy tiền phí thấp hơn các ttt khác và hiệu quả hơn), nhân vật nữ gốc đảo Corse là khách hàng tìm đến Gunn (sống trong mobile home) vì một vụ việc. Fatalement, giữa họ phải có love affair; anh tán đổ chị nhờ trong một bữa tối đề nghị phân công anh trả tiền những gì solid còn chị, liquid. Ta biết là trong các thriller càng ngày người ta càng lười dẫn dắt, rất nhiều khi các love affair bắt đầu luôn chẳng ai biết vì đâu (còn chẳng mất công khó nhọc nghĩ ra màn liquid-solid).

Kể từ khi rơi trúng quyển sách trong ảnh, tức là quyển sách trong ảnh rơi trúng vào tôi, thì tôi đã

tôi sẽ nói tôi đã gì (chắc chắn là tôi không hơi đâu đi bắt chước vụ solid-liquid, cứ yên tâm) sau, vì tôi thấy là, cho dù cố giấu đến đâu - giống hệt các thủ phạm cố che giấu - thì tiểu thuyết thriller đã để lộ một điều: nó để lộ nó là gì. Ở thời chúng ta, tiểu thuyết trinh thám chính là truyện cổ tích.


Không thể gặp được ở đâu khác chuyện CIA, FBI và cảnh sát thân thiện và hỗ trợ nhau như thế; thậm chí lại còn bảo vệ nhau (lần đầu nhân vật CIA - cựu - (1) gặp nhân vật FBI phụ trách chương trình gì đó đặc biệt (2) là khi (2) đến nhà (1) - mobile home, nếu còn nhớ được - thì (1) tuy đang ngủ trên giường với bồ - không phải người liên quan đến solid-liquid như nếu ai còn nhớ - biết ngay có nguy hiểm, lẻn ra ngoài và gí súng vào đầu (2), (2) liền giơ tay lên ngay và sau khi hai bên đã hòa nhã nói chuyện thì (2) khen ngợi (1) có thể đến gần mình nhưng cũng chê trách vì (1) áp vào quá gần, lẽ ra mình đã có thể quật ngã (2) vì có đai đen karate, song đã quyết định không làm thế; một cẩm cảnh sát thì sẵn sàng cái gì cũng báo cáo cho (1)). Chuyển cảnh sang tận Nevada (chính trong lúc hai nhân vật lái xe đi đến sào huyệt thì Nat King Cole Miệng Kinh Điển và cả Bo Diddley xuất hiện - tức là vang lên) và ở đó ta bàng hoàng nhận ra, mafia Ý ở Mỹ lại đúng như ta vẫn tưởng, vendetta và thù nhau truyền kiếp; không những thế, té ra lũ luật sư quả thật đều là bọn khốn. Nhất là, sau một vụ việc, cựu nhân viên CIA đi một vòng (chắc vài tiếng, nhưng chắc vài chục phút thì đúng hơn) thì quyết định được là sẽ không tố cáo vụ giết người và cũng thôi không tìm cách thuyết phục hung thủ ra đầu thú nữa, chủ yếu vì nghĩ rằng người ấy từng chịu nhiều đau khổ.

Nếu những cái đó không phải là truyện cổ tích, thì không thể có cái gì gọi là truyện cổ tích được. Chính ở đây, sự đảo ngược xảy ra: chính thể loại văn chương realist nhất lại là thể loại fantastic hơn cả.


Tất nhiên, ở trong địa hạt của thriller, cái magical đúng nghĩa luôn luôn nằm (không ở trong hẳn thì cũng ở rìa) tại phạm trù perfect crime. Sự thể đã kéo dài hơn một thế kỷ, khiến ta có thể nắm bắt được (trong nỗi lạnh lưng), rằng đó quả thật là phăng te di to lớn của con người chúng ta. Và, hơn thế nữa

("hơn thế nữa": để lại sau - thêm một điều rất khó diễn đạt)


Điều này (tức là điều vừa nói: truyện trinh thám lại chính là truyện cổ tích; ít nhất thì cái này thế chỗ cái kia, ở một phần không nhỏ), cuốn tiểu thuyết của Littell không hề che giấu: đó là khi, ngay ở đầu, khi người phụ nữ đến gặp ttt lần đầu (ngôn ngữ thời đại: nam chính đã gặp nữ chính), thì chi tiết đầu tiên mà ttt trông thấy - do đang ở một vị trí và tư thế đặc biệt - là chân (để trần) của người phụ nữ. Ngay lập tức, ttt nghĩ, đây là Thứ Sáu.

Nhưng cần quay trở lại - tức là tiếp tục - chỗ "thì tôi đã":

kể từ đó, tôi đã xem thêm; tức là đọc những cuốn sách khác của Littell (không ít); thậm chí tôi còn ngó vào cả The Company. Đấy, đây chính là cái khiến cho dẫu chẳng đọc Littell bao giờ người ta cũng vẫn biết Littell: Robert Littell, tác giả cuốn sách nổi tiếng nhất về CIA. Có ai không biết điều đó không?







(một người) René Crevel







1 comment: