Aug 17, 2022

Số 10




(tiếp tục "Poe & Dickens""Tròn 3")


Tiếp tục câu chuyện: vậy là đến số 10 - đầu sách thứ mười. Ở đây thì không chỉ tròn, đủ nữa, mà còn có thể nói là chẵn chục.

Và như vậy cũng tức là quay trở lại - ngay lập tức - với Khái Hưng. Đây sẽ là một quyển sách dày - cỡ 500 trang. (bìa: Trần Cảnh Sinh)


Khái Hưng là trường hợp để có thể nói rất rõ ràng: ngay cả đến một nhân vật như Khái Hưng, người ta cứ tưởng như đã biết mọi điều, nhưng thật ra còn chưa biết gì. Có nhiều nhân vật như vậy, trong lịch sử của chúng ta. Hoặc là, biết rất ít; sự biết rất ít lại hay đồng nghĩa luôn với biết sai: không biết gì thì vẫn đỡ hơn nhiều so với biết một chút.

Nhưng, ở một người như Khái Hưng, có tất tật mọi điều cần biết.


Khái Hưng đối với tôi: đến tận bây giờ, tôi vẫn hay cảm thấy stupéfait. "Nhị Linh", khi tôi lấy cái tên này, hoàn toàn không quy chiếu đến Khái Hưng (lúc đó có một nhân vật cứ khăng khăng đòi làm blog cho tôi - lúc đó tôi chẳng biết blog là cái gì - tôi bèn nghĩ bừa ra một cái tên: Nhất Linh thì có nghĩ đến, nhưng Khái Hưng thì không): chuyện đã hơi kể.

Như đã nói, Khái Hưng tạo ra một mặc cảm.

Với toàn bộ sự kiêu ngạo (vốn dĩ chẳng có tí nào) của tôi, tôi đã thấy, rồi đến lượt tên tôi cũng sẽ trở thành tên gọi một mặc cảm. Biết làm sao đây.


Trở lại với Khái Hưng (sát sạt) hơn. Nếu không biết đoạn cuối của Khái Hưng, ta sẽ không thể nhìn ra Khái Hưng nối vào với Phan Khôi như thế nào: chính trong quãng thời gian này, Khái Hưng giữ địa vị trước đó Phan Khôi từng giữ: ngự sử văn đàn.


Một điều khiến mặt tôi đã ngắn tũn lại khi bắt gặp: đến cả cụm từ "mấy con rồ", té ra Khái Hưng cũng đã dùng trước tôi.


(để lát viết nốt)





con người tự do (Ondine: đã có)

Các tủ (Lời Khác và Đọc Khác)

Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)


Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)

Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac

Sách: đã có (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)

Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)





Khái Hưng: ba bài

Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ở Hà Nội

Khái Hưng mặc cảm

Khái Hưng vs Vũ Đình Long
Khái Hưng Hà Nội
Biến mất, trở lại và ý nghĩa (1)
Trở lại với Khái Hưng
Khái Hưng Nguyễn Tuân
Đoạn cuối của Khái Hưng
Khái Hưng vs Phạm Quỳnh
Khái Hưng viết về Hồ Hữu Tường
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Khái Hưng dịch thơ Victor Hugo
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Nhượng Tống, Phan Du, Trương Chính
những trở lại
Khái Hưng ngoài Phong hóaNgày nay
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Lan Hữu trở lại
Tiểu luận thứ ba về Tự Lực văn đoàn
Tự Lực: một sự nghiệp tuyệt đẹp
Tiểu luận thứ hai về Tự Lực văn đoàn

Tiểu luận thứ nhất về Tự Lực văn đoàn
Đã
Lên, lên nữa, lên mãi
Vàng và máu: một vị trí
Phan Cự Đệ vs Khái Hưng
Khái Hưng vs Nguyễn Tuân
Khái Hưng
Những câu chuyện rất là khác


3 comments:

  1. Phải chăng Khái Hưng đã... “lạnh lùng” tự trầm và trôi sông, để thật giống với hai nhân vật ám ảnh mình những ngày cuối đời là Ngũ Tử Tư và Khuất Nguyên? Để rồi từ đó, một “lời nguyền” kinh điển được tạo ra và đeo bám lấy tất cả những ai thiếu thấu suốt câu chuyện về cái chết trôi sông ấy nhưng lại có thừa những hận thù, âm mưu, thủ đoan chính trị.

    ReplyDelete
  2. Nhưng không phải đến tận bây giờ mới có chị Nhị Linh sao :D

    ReplyDelete
  3. không tin vốn dĩ gì lắm :p nếu vốn dĩ thì cụm từ không có :))

    ReplyDelete