Jun 9, 2017

XIII. Vĩnh biệt

Dịch Balzac, nhất là khi dịch nhiều tác phẩm của Balzac trong Vở kịch con người, nhanh chóng người ta nhận ra rằng, nếu không khéo, chẳng bao giờ xong nổi một cuốn nào. Balzac thì dài, laptop thì nhanh hết bin :p

Nhân tiện: mới thêm một đoạn dài Một vụ việc ám muội. Cuối cùng, Corentin và Peyrade, dẫn đầu một tập đoàn cảnh binh, đã ập vào lâu đài Cinq-Cygne ("Dưới hoa dậy lũ ác nhân/Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra/Đầy sân gươm tuốt sáng lòa"). Nữ bá tước de Cinq-Cygne có bị tóm không?

Để chiến đấu một cách có hiệu quả chống lại điều vừa nói ở trên kia (sự quá dài, etc.), cần phải, đôi khi, đổi chiến thuật, hay nói đúng hơn, cần phải đổi nhịp.

Đấy là chọn lấy những tác phẩm không dài quá, đánh nhanh, tiêu diệt gọn; trong lúc chiến dịch lớn vẫn được tiến hành, thì làm vài cú đột kích nho nhỏ. Gia Cát Lượng lỡm Tào Tháo, "tạ ơn thừa tướng tặng tên" vào cái buổi tờ mờ sáng hôm ấy, một cú đánh nhỏ lọt thỏm trong lòng đại chiến dịch Xích Bích, chẳng hạn thế.

Trong tổng số những gì tôi đã sờ tới của Vở kịch con người, nhát thứ 8, Nàng tình nhân hờ, là một chiến thuật như vậy, hoàn chỉnh luôn một thứ tương đối ngắn.

Vĩnh biệt (Adieu) có dung lượng có thể coi là tương đương Nàng tình nhân hờ. Đây là một trong các tác phẩm thuộc phần "études philosophiques" (xem thêm về bố cục cả bộ sách ở kia).

Hai người bạn, de Sucy và d'Albon, trong một cuộc đi săn tại một vùng không xa Paris, bỗng phát hiện một ngôi nhà đổ nát, rệu rã, nằm ở giữa khu rừng; thật ra, nơi này xưa kia là một tu viện (Một vụ việc ám muội cũng có một đoạn dài miêu tả tu viện cũ nằm trong khu rừng Nodesme, địa điểm có vai trò hết sức quan trọng cho cốt truyện của cuốn tiểu thuyết). Một điều gì đó hết sức bí ẩn hiện ra trước mắt họ, nhất là đối với đại tá Philippe de Sucy.

Khi ấy, de Sucy mới trở về Pháp chưa lâu, sau nhiều năm lưu lạc Siberia. Vĩnh biệt là tác phẩm thuộc Vở kịch con người mà Balzac sử dụng để đi sâu nhất vào Chiến dịch Nga thảm khốc của Napoléon, nhất là trường đoạn địa ngục cây cầu trên sông Berezina (thuộc Belarus hiện nay). Stendhal, như ta đã biết (xem ở kia) mới là người thực sự đi lính trong đội quân Napoléon, có mặt ở Nga và thực sự đi qua Berezina, nhưng Stendhal, từ trong số các cuộc chiến tranh của Napoléon, lại chọn viết về trận Waterloo (Tu viện thành Parme huy hoàng). Balzac thì không chỉ một lần đưa Berezina vào tiểu thuyết của mình: ta từng biết đến Viên bác sĩ nông thôn ở trong chủ đề này; một nhân vật của Viên bác sĩ nông thôn cũng sẽ xuất hiện trong Vĩnh biệt.

Đây là một trong những câu chuyện cảm động hơn cả của Vở kịch con người; tôi rất ngạc nhiên vì những người từng dịch Balzac sang tiếng Việt không để ý đến tác phẩm này. Nó cực kỳ hấp dẫn, không những thế nó lại còn ngắn. Ai cũng chê thì tôi làm vậy.

Đọc xong Vĩnh biệt, chắc hẳn nhiều người sẽ hiểu tại sao Balzac, mặc cho cốt truyện của nó, lại xếp nó vào trong phần "triết học".



Vĩnh biệt





16 comments:

  1. Chị ơi, chị sẽ xoay mấy vòng Balzac?

    ReplyDelete
  2. Đa tạ Đại Nhân ;)

    ReplyDelete
  3. quay thì chủ yếu phải tùy thuộc vào chất lượng compas

    ReplyDelete
  4. Balzac miêu tả nhân dáng->biểu lộ nội tâm nhân vật thật là thần sầu. Cả những đoạn tả cảnh nữa, đọc tới đâu thấy run rẩy tới đó, cứ như bức tường đầy rêu loang lổ kẽ nứt đang chắn trước mặt...

    ReplyDelete
  5. Đọc đi đọc lại thật chậm rãi vẫn thấy hay. Bên cạnh đó, nhờ cái note số 7 em tìm ra cái villa Thébaïde, 250 rue Albert Camus (thần diệu chưa:p) Cho em bá cổ anh xuống áp má cám ơn nhé!

    ReplyDelete
  6. không không, vớ vẩn, áp áp cái gì

    ReplyDelete
    Replies
    1. hihi sao cấm người ta tưởng tượng được, kệ kệ không không kệ kệ vớ vẩn, cứ níu cổ xuống thôi :P

      Delete
  7. nhân cái "ngắn ngắn" này dịp cám ơn người dịch mà qua đây rõ là cũng suýt chết ở trận Berezina lượt về (- nói chung là đều suýt chết qua các chiến dịch, vì hình như sự nghiệp Balzac cũng trải dài qua 21 năm như sự nghiệp của Napoleon?) nhịp điệu và âm hưởng của một người trong cuộc!
    khi "Chúa rụt bàn tay quyền lực của mình lại" thì con người ta "hết ảo tưởng" và sự sống của con người ta bèn chấm dứt vì nó chỉ bao gồm có ảo tưởng cộng với mấy viên đường thôi, nhỉ?

    ReplyDelete
  8. Kiểu hài hước của lão Balzac này rất chi là "ba chấm". Anw, đúng là miêu tả tâm lý của Balzac ít nhưng quả thật đắt vchg. Dos giỏi thật đấy nhưng đọc cứ phát sốt lên, rất chi là có hại cho thần kinh :)))

    ReplyDelete
  9. Bản dịch của chú vẫn còn vài lỗi typo đấy. Chú đọc lại xem.

    ReplyDelete
  10. Dostoevsky thần tượng Balzac, năm mười sáu tuổi dịch "Eugenie Grandet" ra tiếng Việt, í nhầm, tiếng Nga

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nghe đồn đọc Đốt nhiều sẽ viết văn hay, bị chồng bỏ và thấy vong nhập (liệt kê không theo trình tự thời gian của Chúa)

      Delete
  11. Trong loạt bài về Balzac rất mong anh sẽ nói rõ về ảnh hưởng của Balzac lên Dostoevsky.

    ReplyDelete
  12. Balzac viết và người dịch hay quá, nhịp, tiết tấu, diễn biến câu truyện dồn dập, sinh động y như đang xem một bộ phim hành động bom tấn vậy!

    ReplyDelete
  13. Trong sách không in chú thích, giá kể còn lại ở đây phần đuôi ^^

    ReplyDelete
  14. Vậy từ giờ cứ có thông báo là copy phần đuôi giữ đâu đó để tham khảo lúc cần

    ReplyDelete