đã có "một phụ nữ" giờ lại có "một princesse"
(đã tiếp tục "Chroniques HN: một phố" và "Trong lúc đọc Huysmans")
Hết sức tình cờ, (rất) gần đây tôi phát hiện dấu vết của Lafayette (La Fayette) trong tiếng Việt: không phải tướng Lafayette vinh quang cứu tinh của nước Mỹ, cũng không phải Galeries Lafayette ở Paris nơi du học sinh nouveau riche Việt Nam hay vào mua bút Mont-Blanc tặng để nịnh giáo sư hướng dẫn tại Sorbonne, mà là Madame de La Fayette.
Niên đại La Princesse de Clèves: 1678; như vậy cần phải nói đến các nhân vật đã nhắc ởkia.
La Princesse de Clèves cũng rất liên quan đến nhân vật ởkia.
La Princesse de Clèves còn có bản dịch tiếng Việt nào khác không nhỉ? Ai biết không?
Henri Đệ nhị là con trai của François Đệ nhất. Không gì định trước rằng cái nhân vật "duc d'Orléans" ấy sẽ làm vua nối ngôi cha. François Đệ nhất, ông vua có vai trò then chốt trong lịch sử nước Pháp, ở ngôi khi bên Anh các vua như hùm như cọp (nhà Tudor), phía khác, một người bà con vô cùng hiển hách và hung dữ thì thù địch: Hoàng đế (La Mã) Charles-Quint - họ là "cousin" với nhau. François Đệ nhất thua một trận đánh và bị Charles-Quint bắt giữ. Sau nhiều cuộc ngã giá thì thỏa thuận là hai con trai, tức là Henri Đệ nhị tương lai cùng người anh (đây mới là thái tử nước Pháp) đi làm tù binh thay cho bố - Henri Đệ nhị lúc này còn nhỏ. Mấy năm sau hai anh em mới về được. Đấy là nội tình từ trước câu chuyện chính.
Câu chuyện chính: năm duc d'Orléans mười bốn tuổi thì được vua cha François Đệ nhất lấy vợ cho: đó là một cô bé con nhà gia thế lớn bên Florence, trong dòng họ có những người kiểu như Giáo hoàng etc. Catherine de Médicis, năm ấy là một cô bé gầy gò, cũng mười bốn tuổi, được đưa sang Pháp làm vợ duc d'Orléans. Bất hạnh là ngay lập tức sau đám cưới, chỉ mới mười bốn mười lăm tuổi, thiếu niên quận công khởi sự cuộc tình kéo dài rất nhiều năm - một mối tình hết sức nổi tiếng - với một phụ nữ hơn mình hai mươi tuổi, Diane de Poitiers. (Catherine de Médicis sẽ trả thù: thời điểm Henri Đệ nhị hấp hối sắp băng hà - Henri Đệ nhị chết khá sớm - thì không cho Diane de Poitiers lại gần giường bệnh; đại khái lại câu chuyện Lữ hậu-Thích phu nhân tuy nhiên không có màn nhục hình chuồng lợn như trong câu chuyện phương Đông). Thái tử đột nhiên qua đời, duc d'Orléans thế chỗ, vài năm sau đó thì lên ngôi vua thay François Đệ nhất băng và sẽ làm vua trong vòng 12 năm. Câu chuyện La Princesse de Clèves, do vậy, có bối cảnh là nửa cuối triều Henri Đệ nhị (nửa sau của 12 năm đó). Catherine de Médicis dường như chính là người phụ nữ có nhiều con làm vua nhất (chưa tính chồng) - Catherine sẽ trở thành đề tài cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử rất lớn lao của Balzac.
Như vậy, xem đoạn đầu tiên trong bản dịch tiếng Việt: nó nói Henri Đệ nhị yêu Diane de Poitiers "từ năm hai mươi tuổi". Tất nhiên điều này sai (vì mối tình bắt đầu từ sớm hơn rất nhiều, như trên đã nói). Sau khi xem một số đoạn của bản dịch Không thể nói yêu nhau thì tôi có thể khẳng định version tiếng Việt này của La Princesse de Clèves thuộc dạng không đúng được đến một câu - nói đến "câu" là còn quá xa xỉ, vì chia nhỏ câu ra đã thấy, thỉnh thoảng lắm mới có một phân mảnh nào đó không đến nỗi quá lệch lạc.
Quay trở lại với bản thân La Princesse de Clèves (hồi Sarkozy còn làm tổng thống Pháp, từng có một vụ xì căng đan liên quan đến chính La Princesse): Madame de La Fayette viết La Princesse như một "tiểu thuyết lịch sử" - vì câu chuyện, như trên đã nói, có bối cảnh triều Henri Đệ nhị (tiền triều), còn bản thân Madame thì sống dưới kỳ trị vì của nhà Bourbon, tức là hậu duệ của Henri Đệ tứ. Cụ thể hơn nữa: Louis XIII và Louis XIV.
Louis XIII và Louis XIV thì khác nhau một điểm cơ bản: khi Louis XIV lên ngôi, triều đình trở thành trung tâm (độc nhất); nói đúng hơn, vua là trung tâm (cho nên: sự chuyên chế; cho nên nữa: giới quý tộc không chịu nổi). Còn trước đó - tức là hồi Madame de La Fayette còn trẻ, các salon mới nổi bật.
Madame de La Fayette từng là môn khách (gọi thế cho đồng bộ) tại một trong những salon rực rỡ hơn cả: xa loong của Madame de Rambouillet - đây là một "marquise", một bà hầu tước. Khách thính Rambouillet có những người hay lui tới như Malherbe, Bussy-Raboutin, Voiture (mà độc giả của Dumas rất dễ biết), Corneille và cả Tallemant des Réaux, một trong những nhân vật của chúng ta - xem ởkia.
La Princesse de Clèves là một viên ngọc. Một viên ngọc nhỏ, đúng, nhưng vẫn là viên ngọc; hơi giống Tố Tâm.
ninh vi ngọc toái bất vi ngõa toàn
Tất nhiên, ở trên nói "câu chuyện chính" rất dễ gây hiểu nhầm: đó là câu chuyện chính của bối cảnh La Princesse de Clèves (trong bản dịch tiếng Việt có chi tiết "hai mươi tuổi" là vì hiểu sai "vingt ans" - đúng hơn là "hơn vingt ans" - không phải "hai mươi tuổi" mà là từ (hơn) hai mươi năm: mối tình giữa Henri Đệ nhị và Diane de Poitiers đã kéo dài được hơn hai mươi năm; như vậy có thể tính được, vua đã ở tầm 35, 36 tuổi và sẽ chỉ còn sống thêm vài năm nữa) chứ không phải bản thân câu chuyện mà La Princesse kể.
Ở trên nói "tiểu thuyết lịch sử", nhưng La Princesse, quan trọng hơn, được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết mở ra dòng tiểu thuyết tâm lý; hoặc giả: "roman d'analyse".
Madamoiselle de Chartres trẻ măng (tầm 15 tuổi) xuất hiện tại triều đình và sẽ trở thành vợ của một prince, thế cho nên gọi là "princesse de Clèves". Nhưng tình yêu của cô gái lại được dành cho một nhân vật khác, duc de Nemours, mà Madame de La Fayette gọi là một "chef-d'oeuvre de la nature", một kiệt tác của tự nhiên.
(còn nữa)
Clemens Brentano ở Việt Nam
Georges Bernanos ở Việt Nam
Henri Barbusse ở Việt Nam
Christa Wolf ở Việt Nam
Henry James ở Việt Nam
Tchernychevsky (và cả Lênin) ở Việt Nam
Thêm một Bá tước Monte Cristo
Andrei Voznesensky ở Việt Nam
Max Frisch (lấp ló) ở Việt Nam
Isaac Babel ở Việt Nam
Octave Mirbeau ở Việt Nam
Anna Seghers ở Việt Nam
Ernesto Sabato ở Việt Nam
Vercors ở Việt Nam
Julien Gracq (he hé) ở Việt Nam
Henri Bergson ở Việt Nam
Le Comte de Monte Christo ở Việt Nam (xem thêm một phần khác)
Halldór Laxness ở Việt Nam (cùng Trần Dần)
Italo Calvino ở Việt Nam
August Strindberg (tí teo) ở Việt Nam
Bohumil Hrabal (liu diu) ở Việt Nam
Claude Lévi-Strauss ở Việt Nam
Gorki ở Việt Nam
André Gide ở Việt Nam
Naipaul ở Việt Nam (như thế nào)
Istrati (gần như) ở Việt Nam
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Roland Barthes ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Albert Thibaudet ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
Miguel de Unamuno ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam
Có cả "Một cô gái" nữa này
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2015/06/tro-ve-co-ien-mot-co-gai.html?m=1
thì là bởi khó mà hai (cùng lúc) lắm; tiếp tục
ReplyDelete