Không định trước: sự loay hoay thì không thể định trước, tôi bỗng thấy đã đến lúc cần nói đến Viên Linh. Hai bài gần đây nhất, tôi thực sự tắc tị, cả hai tôi đều khởi đầu với rất ít chủ ý, nhưng tất nhiên vẫn có, một cách mơ hồ: khi "Phần" thì chủ yếu tôi muốn đặt ra câu hỏi: tại sao với "Thái Lan" người ta có thể nói tắt thành "Thái" nhưng với "Phần Lan" thì lại chẳng ai nói "Phần" bao giờ. Lúc "Fire" thì, tất nhiên, đối tượng mà tôi muốn nhắm tới là cuốn sách của James Baldwin trong nhan đề có "fire", The Fire Next Time, tức là một James Baldwin con người tranh đấu.
Chưa biết viết gì tiếp (tức là một cách cụ thể), thì tôi bỗng nhận ra, chính hai từ ấy - như thể là manh mối, hay nói đúng hơn, một piste - đã như thể tự nói: "phần" không chỉ là một từ phiên âm (phiên âm), nó còn là "phần" mang nghĩa đốt (chưa kể, "phần" cũng là "phần" hết sức bình thường, "một phần", rồi thì "phần không lớn lắm"). Có fire và có đốt (nhưng là "phần"): như vậy thì tức là
một phần lớn nội dung của câu thơ đặc biệt (một câu thơ đặc biệt không chắc chắn là một câu thơ hay, nhưng nó đặc biệt theo một khía cạnh nào đó, ở đây là khía cạnh chứng nhận, có thể nói là chứng nhận thân phận) mà Viên Linh viết, "Ta thân xác phần thư" (Thủy Mộ quan).
Đây là câu thơ của những con người văn chương rời Việt Nam do 1975 (Việt Nam Cộng hòa nối dài - Tạ Chí Đại Trường; tôi cố ý nhắc đến TCĐT ở đây vì dường như Viên Linh không mấy ưa TCĐT).
Tôi từng gặp một trong các nhân vật liên quan chặt chẽ, sống ở một nơi cách Sài Gòn không xa lắm, những người trực tiếp đi làm công việc: khám xét, tịch thu, và đốt, những người mà bọn nhaque hay gọi là agent purificateur - irony, những cái như thế thì lại được gọi (được hiểu) là thanh tẩy; nhưng cũng phải nói thêm rằng, common language, cũng như common sense, lúc nào cũng đúng, đúng đến bực mình. Rồi sẽ có lúc câu chuyện phần thư ấy được viết lại đầy đủ; với những ai nói không thể được đâu, tôi sẽ đáp: được chứ, thậm chí còn rất sớm là đằng khác; với những ai bảo, việc ấy sắp được thực hiện rồi, thì tôi sẽ trả lời I doubt it.
Không chỉ Viên Linh, một số người tương tự (tất nhiên, phải hiểu tương tự này theo nghĩa rất rộng) cũng có lúc nói chuyện với tôi. Chẳng hạn Trần Hoài Thư: cuộc nói chuyện không kéo dài, không đi quá được ba cái mail tổng cộng, tuy cả hai bên đều rất lịch sự và, thậm chí, cả sincere lẫn nhiều thiện chí, Good intentions are always bad.
Câu chuyện ấy đã đến lúc, đã đến lúc. Nhưng cứ từ từ: bao giờ cũng thế, cần phải biết từ từ, rush thì để làm gì.
Tôi rất hay bị hỏi, có biết (nhất là, có quen) người này người kia không. Để tôi nói luôn cả một loạt mà ngay lúc này tôi nghĩ ra nhé, cho đỡ phải trả lời nhiều. Hoàng Hoa Khôi lẽ ra tôi đã gặp, nhưng cuối cùng lại không, không có chút contact nào; Hoàng Nhuận Cầm: một lần uống bia cùng; Ngô Vĩnh Long: chuyện đã kể; Đỗ Kh.: một lần ở Hà Nội, Đỗ Kh. mail mời tôi cà phê; Nguyễn Quốc Chánh: một lần, ở chỗ đông người, có nói riêng với nhau vài câu, xung quanh Hồ Hữu Tường; Nguyễn Thụy Kha: gặp vài lần, và như bọn nhaque nói, giữa hai bên aucune affinité; Nguyễn Quang Lập: gặp hơn một lần, nhưng chắc không quá hai, cộng thêm một lần Nguyễn Quang Lập gọi điện thoại cho tôi, lần ấy tôi hơi bất ngờ, và gần như chỉ cười mà không nói gì (có đúng không, ông Nguyễn Quang Lập?); Phạm Tuyên: một lần nói chuyện qua điện thoại, chưa gặp bao giờ. Tạm thế đã.
Viên Linh và tôi chưa gặp nhau bao giờ; mail giữa hai bên cũng không thực sự nhiều. Tôi còn nhớ nhất hai điều, liên quan tới Viên Linh.
(bọn trẻ con bây giờ sẽ nói: nấu, chứ không có đốt điếc gì hết, hoặc cũng có thể là nướng, nếu muốn diễn tả một mức độ cao hơn hẳn)
[à quên, sao lại có thể quên nhân vật ấy được: Nguyễn Văn Trung; một số lần mail qua mail lại, được vài cái thì NVT bảo tôi là sẽ để tủ sách của mình lại cho tôi, tức là tặng cho tôi; tôi không thấy hào hứng mấy, ậm ừ chiếu lệ; về sau này, khi NVT chết, tôi được nghe kể - tôi nghĩ là đúng - sách của NVT đã ra hết (hoặc phần lớn, hoặc một phần nào đó) Trần Huy Liệu: tôi không hề thấy tò mò; tôi chẳng thấy tại sao mình lại phải, mình lại có thể đi nhận sách từ một nhân vật không tạo ra một mối quan tâm đặc biệt nào với chính tôi, thậm chí hoàn toàn có thể nói, những người về đó tôi có một piètre idée, một cái gì đó poor; thêm nữa, tôi đoán, căn cứ vào sự dễ dàng với đó NVT nói chuyện với tôi, là NVT cũng hứa điều ấy - tặng lại tủ sách của mình - cho không ít người khác; thêm một chi tiết: NVT kể mình có vấn đề về mắt, nói tên bệnh một dãy dài toàn từ Latin, rồi nói thêm đấy cũng là bệnh mà Jean-Paul Sartre từng mắc khi đã về già; lúc ấy, tôi đã thầm nghĩ trong bụng, mê đến thế cơ à, đến bệnh cũng phải giống
rất nhiều sách: một ví dụ; một rất nhiều sách khác: tôi từng nhìn thấy ảnh chụp đống sách do một nhân vật mang về Việt Nam, vào hồi vài năm trước 2010; tôi xem vài bức ảnh và thấy, cái đống sách ấy chẳng có giá trị mấy, toàn những Britannica etc., nói tóm lại là những gì đặc thù hơn cả ở những người hay đi mua sách ở các garage sale; nhiều người (hoặc ít nhất, vài người) sẽ hiểu ngay tôi đang nói đến cái gì: tôi cũng không muốn ám chỉ, đấy là chuyện liên quan đến Nguyễn Tiến Văn; điều tôi vừa nói không đồng nghĩa với việc tôi không coi trọng NTV (không hề là piètre idée): NTV tôi gặp một lần, tại Sài Gòn, vào năm 2010, cùng một nhân vật nữa: Nguyễn Minh Hoàng; gần đây, tôi đọc một số bài viết vào dịp Nguyễn Tiến Văn chết - tôi biết NTV có chút để ý đến tôi, nhưng đâu có thể làm gì được, dù gì thì vẫn cứ phải có affinity; và cũng cần có chance nữa
Nguyễn Đăng Thường, vài cái mail, lâu lắm rồi
viết đến đây thì tôi nghĩ, sẽ đến ngày tôi phải kể lại lần tôi gặp Hoàng Cầm, và chung hơn, những người NV-GP]
Viên Linh kể với tôi, về Thị trấn miền Đông, cùng giải thưởng ("Toàn quốc") mà TtmĐ từng được nhận.
(vì câu chuyện ấy, câu chuyện đã nói ở trên, thế cho nên)
Một nhà văn đã già kể về một giải thưởng mình từng nhận hồi còn trẻ: nếu ta nhận thấy khi làm như vậy, nhà văn ấy như thể đang kể lại một ác mộng mình từng trải qua, thậm chí giống một tai họa ụp xuống đầu, thì có khả năng ta đang nói chuyện với một nhà văn thuộc vào phạm trù hay được gọi là authentique (cái phạm trù rất khó biết là có tồn tại thật hay không - nhưng dẫu thế nào thì cũng khó cam tâm nghĩ là nó hoàn toàn không tồn tại).
Nhận giải thưởng văn chương hồi còn trẻ: ngay lập tức người ta rơi vào cái có thể gọi là problématique; việc nhận giải thưởng khi còn rất trẻ gần như chắc chắn biến người ta thành jerk.
Viên Linh: Thời tập và Khởi hành, một nhỏ và một to, như vậy thì Viên Linh đủ cả nhỏ và to, nói ngắn gọn, một sự đủ. Và cũng phải một người tạo ra nhiều nội dung có ý nghĩa hơn cả (những tờ báo của Viên Linh hoạt động vào giai đoạn cuộc chiến tranh trở nên đáng sợ nhất, và trở thành nơi khiến xuất hiện các nhân vật như Tô Thùy Yên, nhưng nhất là Nguyễn Bắc Sơn), một người như thế thì mới có thể nói đến phần thư. Điều này tương tự với chuyện, phải là một người như Thanh Tâm Tuyền thì mới có thể làm điều đó: không làm thơ nữa (và sẽ viết lời mộ chí cho một thời). Cả hai, Viên Linh và Thanh Tâm Tuyền, đều là học sinh Hà Nội đi vào Nam, cả hai đều precociuos, đã có publication từ trước khi rời Hà Nội, dẫu chỉ là trên một tập san nào đó của học sinh.
Mai Sơn (Nguyễn Minh Sơn) Trần Hoàng Bách Vũ Đình Liên Philippe Langlet Phan Thế Hồng Hoàng Công Khanh Hồ Dzếnh Nghiêm Xuân Thiện Trúc Khê (Ngô Văn Triện) Nguyễn Ngọc Kha Nghiêm Xuân Huyến Tùng Lâm Lê Cương Phụng Dương Bá Trạc Nguyễn Khánh Đàm Đoàn Thị Điểm Cao Hải Hà Phan Huy Đường Tạ Thu Thâu Nguyễn Triệu Luật Bùi Cẩm Chương Đỗ Đình Thạch Lưu Quang Vũ Lê Văn Thiện Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
tắc-tị nghe như phiên âm
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2016/07/ta-ty.html
ReplyDeletePhần thư VL phải là nửa chuyện “Phần thư khanh nho“?
ReplyDeleteTTH thì ở https://nhilinhblog.blogspot.com/2016/12/quang-trung-va-tan-thuy-hoang.html
DeleteThuỷ Mộ quan https://nhilinhblog.blogspot.com/2015/08/van-hoc-mien-nam-tho.html?m=0 only bìa
ReplyDeletesau 1975
ReplyDeleteThụy Đan có nhắc đến một nhà văn lớn là Minh Nữu gì đó, NL quen chứ?
ReplyDeleteTôi khâm phục và mến chuộng ở Adorno một người không thôi do dự giữa “không” của triết gia và “có, có thể, đôi khi chuyện đó xảy ra” của nhà thơ, nhà văn hay người viết tiểu luận, của nhạc sĩ, họa sĩ, người soạn kịch bản cho sân khấu hay cho điện ảnh, và cả nhà phân tâm nữa. Vì do dự giữa “không” và “có, có thể, đôi khi”, ông đã thừa hưởng cả hai.
ReplyDelete